Theo cảnh báo từ nhiều chuyên gia, Việt Nam đứng thứ 10 trong danh sách trong các cuộc tấn công nhiều nhất. Trong đó, các cuộc tấn công lớn tập trung ở các thành phố lớn như Hải Phòng, Hà Nội, Đà Nẵng, Hồ Chí Minh,... Các chuyên gia cho hay, các cuộc tấn công mạng này có thể lất đi 2% giá trị mà Internet đã tạo ra. Vì vậy, cần cảnh báo về những mối đe dọa trong môi trường mà chúng ta đang phải đổi đầu.
Cũng theo thống kê của VNCERT cho hay, trong 1 năm, cơ quan này đã ghi nhận 5.898 sự cố tấn công lừa đảo, tăng gần 4 lần so với năm ngoái; 8.850 sự cố Deface (tấn công thay đổi giao diện), tăng 1,06 lần so với năm ngoái; và 16.837 sự cố Malware (mã độc), tăng 1,7 lần so với năm ngoái.
VNCERT đã gửi yêu cầu điều phối và xử lý được 5.104 sự cố Phishing, tăng 4,5 lần so với năm 2014; gửi yêu cầu điều phối và xử lý được 6.188 sự cố Defece, trong đó có 252 sự cố liên quan đến các tên miền “.gov.vn”; đồng thời Trung tâm cũng đã cảnh báo và khắc phục được 3.885 sự cố Malware, trong đó có 87 sự cố liên quan đến các tên miền “.gov.vn”.
Ông Nguyễn Khắc Lịch nhận định: “Nhìn chung, mã độc đa số là các liên kết ẩn được nhúng vào website thực hiện các thao tác không mong muốn. Ví dụ như like fanpage facebook, ẩn link”.
Bên cạnh đó, trong năm 2015, hệ thống VNCERT cũng đã ghi nhận 1.451.997 lượt địa chỉ IP cả nước bị nhiễm mã độc và nằm trong các mạng Botnet, tăng 1,6 lần so với năm ngoái. Trong đó, Trung tâm đã gửi cảnh báo cho 3.779 lượt địa chỉ IP của các cơ quan nhà nước; điều phối, yêu cầu ngăn chặn 7.540 địa chỉ máy chủ C&C server điều khiển mạng Botnet và bóc gỡ mã độc tại 1.200.000 địa chỉ IP tại các máy bị nhiễm thuộc quản lý của các doanh nghiệp ISP.
Đồng thời, VNCERT đã phối hợp với CERT quốc tế xử lý và ngăn chặn 200 website giả mạo, cụ thể là giả mạo giấy phép do Bộ TT&TT cấp, giả mạo webmail của VNN, VDC hay giả mạo website Ngân hàng Nhà nước.
Đáng chú ý, trong thời gian qua, ghi nhận của VNCERT cho thấy, bắt đầu xuất hiện hiện tượng giả mạo hòm thư điện tử, trang tin điện tử của các tổ chức Việt Nam nhằm trộm cắp tài khoản cá nhân. VNCERT đã nhận được 6 yêu cầu hỗ trợ của VDC và 3 của Ngân hàng Nhà nước; hỗ trợ liên lạc với các tổ chức quốc tế liên quan để xử lý tất cả trường hợp này.
Các chuyên gia cho hay, trong thời gian tới, an ninh bảo mật phải thông minh hơn để có khả năng dự báo các cuộc tấn công. Do đó, các doanh nghiệp cung cấp dịch vụ điện toán đám mây cần chú trọng khi cung cấp dịch vụ cho doanh nghiệp, chính phủ chứ không chỉ là phát hiện, sửa lỗi.
Theo dự báo, 5 năm nữa, điện toán đám mây sẽ là tiêu chuẩn của một quốc gia thông minh. Theo khảo sát, 94% người dùng điện toán đám mây cho biết có lợi ích khi không mất phí đầu tư tại chỗ và 62% cho biết bảo mật được tính riêng tư trên nền điện toán đám mây.