Đầu tháng 7/2011 Tổ chức Sở hữu Trí tuệ Thế giới (WIPO) cùng các đối tác đã công bố bảng xếp hạng toàn cầu năm 2011. Trong đó Việt Nam xếp thứ 51/125, như vậy là ở mức trên trung bình của thế giới.
Định nghĩa mới về đổi mới/sáng tạo
Từ năm 2007, Tổ chức sở hữu trí tuệ toàn cầu (World Intellectual Property Organization - WIPO thuộc LHQ)) đã cùng một số đại công ty, tổ chức phi chính phủ cho ra đời hệ thống Chỉ số Đổi mới/Sáng tạo toàn cầu- Global Innovation Index (GII) và lập ra bảng xếp hạng hằng năm của các quốc gia trên thế giới. Có nhiều lý do để làm việc này:
Thông thường người ta quen đánh giá sự đổi mới/sáng tạo theo các chỉ số truyền thống chẳng hạn như số lượng tiến sĩ, bao nhiêu bài báo nghiên cứu khoa học được công bố, số trung tâm nghiên cứu được thành lập, số bằng sáng chế được cấp, và kinh phí dành cho R&D là bao nhiêu % GDP.
Rõ ràng là những tiêu chí đó chỉ phản ánh phần nào về đổi mới/sáng tạo mà thôi. Cần phải có một chỉ số tổng quát hơn, một cách tiếp cận tốt hơn để phản ánh sự phong phú của sự đổi mới/sáng tạo của một xã hội.
Định nghĩa của sự đổi mới/sáng tạo nay đã mở rộng, nó không còn giới hạn với các phòng thí nghiệm R&D hoặc với việc xuất bản các bài báo khoa học, mà còn bao gồm cả những đổi mới/sáng tạo về xã hội cũng như đổi mới/sáng tạo mô hình kinh doanh.
Đổi mới/sáng tạo là động lực quan
trọng cho sự tiến bộ kinh tế và sức cạnh tranh đối với các nước đã phát triển
cũng như đang phát triển. Nhiều Chính phủ đang đặt sự đổi mới/sáng tạo thành
trung tâm của chiến lược phát triển.
Chỉ số đổi mới toàn cầu (GII- Global Innovation Index) được tính theo hai nhóm chỉ số con là, nhóm các chỉ số đổi mới/sáng tạo đầu vào và nhóm các chỉ số đầu ra, mỗi nhóm này được xây dựng trên các tiêu chí (gốc) cơ bản.
Năm tiêu chí gốc đầu vào gắn chặt với các yếu tố kinh tế quốc dân, tạo tiền đề cho các hoạt động đổi mới/sáng tạo. Đó là: (1) Tổ chức, (2) Nguồn lực con người và nghiên cứu, (3) Cơ sở hạ tầng, (4) Độ chín của thị trường, và (5) Mức hoàn thiện của kinh doanh.
Hai tiêu chí đầu ra là minh chứng
cho kết quả đầu ra của đổi mới/sáng tạo: (6) Kết quả khoa học, (7) Thành quả
sáng tạo.
Ví dụ tiêu chí gốc Tổ chức thì chia ra làm 3 tiêu chí nhánh: Môi trường chính
trị, Môi trường điều hành, Môi trường kinh doanh. Trong tiêu chí nhánh như Môi
trường chính trị thì đánh giá cho điểm hoặc phỏng vấn theo ba chỉ dấu: Độ ổn
định chính trị, Hiệu lực chính quyền, Tự do báo chí. Tổng hợp lại, cần phải đánh
giá khoảng 70 chỉ dấu (Indicator) thì mới có được chỉ số đổi mới/sáng tạo cho
một quốc gia.
Trí tuệ Việt Nam trên mức trung bình của thế giới
Đầu tháng 7/2011 Tổ chức Sở hữu
Trí tuệ Thế giới (World Intellectual Property Organization (WIPO)) cùng các đối
tác đã công bố bảng xếp hạng toàn cầu năm 2011. Trong đó, Việt Nam xếp thứ
51/125, như vậy là ở mức trên trung bình của thế giới.
So sánh trong ba năm và với các nước láng giềng, ta thấy Việt Nam vượt lên đứng
thứ tư trong ASEAN và tăng 20 bậc so với 2010, còn các nước như Indonesia và
Philippines thì tụt xuống đứng sau Việt Nam. Các nước trên Việt Nam đều giữ được
vị trí cao như cũ, đặc biệt Singapore, lọt vào top 10 thế giới:
Tìm hiểu về xếp hạng theo tiêu chí năm 2011 thì ta thấy Việt Nam có tiêu chí đầu vào thấp nhưng đầu ra lại cao, theo một nghĩa tương đối thì hiệu suất đổi mới/sáng tạo của Việt Nam cao. Có thể tin vào điều này được không?
Dù có vài điều nghi ngờ, nhưng Chỉ số Đổi mới/Sáng tạo này thực sự là một công trình công phu, toàn diện và khoa học hơn các cách đánh giá trước đây rất nhiều. Nó có thể làm căn cứ cho các quốc gia cũng như các tổ chức kinh tế, khoa học quốc tế lấy đó làm một cơ sở để hoạch định chính sách.
*)Lược trích theo tài liệu
The Global Innovation Index 2011:Accelerating Growth and Development
ISBN: 978-2-9522210-1-6
Printed and bound in France by INSEAD, Fontainebleau
-
Theo Tia Sáng