Ngày 09/04/2019, Tập đoàn Công nghiệp Viễn thông Quân đội (Viettel) công bố kế hoạch nhằm nâng cao chất lượng mạng 4G. Các giải pháp kỹ thuật không chỉ giải quyết bài toán thiếu băng tần các mạng 4G tại Việt Nam đối mặt, mà còn nâng tốc độ mạng 4G của Viettel nhanh hơn tới 1,5 lần hiện nay.

Theo kế hoạch, Viettel sẽ bổ sung thêm gần 10.000 trạm BTS 4G trên băng tần 2100MHz vừa được Bộ TTTT cấp phép cho 15 thủ phủ tỉnh/Tp lớn, có nhu cầu sử dụng data cao như: Hà Nội, Tp. Hồ Chí Minh, Đà Nẵng, Hải Phòng, Quảng Ninh… Thời gian lắp đặt và tối ưu dự kiến hoàn thành toàn bộ trong Quý II/2019.

{keywords}
 

Cũng trong thời gian này, Viettel đang tiến hành giải phóng các thuê bao 2G ra khỏi băng tần 1800MHz, dành toàn bộ băng tần này cho cho mạng 4G. Khi hoàn tất, dung lượng toàn mạng 4G tốc độ cao của Viettel tăng thêm 25% so với hiện tại vì không phải chia sẻ với mạng 2G. Viettel trở thành nhà mạng duy nhất tại Việt Nam triển khai mạng 4G trên cả băng tần 1800MHz và 2100MHz.

Song song với bổ sung băng tần phát sóng, nhiều công nghệ, giải pháp mới được Viettel triển khai nâng cao chất lượng dịch vụ 4G. Hơn 1.000 vị trí trạm phát sóng nhỏ (small cell) để phủ sóng cho các khu vực lõm sóng. Hàng loạt thiết bị chia nhỏ vùng phủ sóng đuợc Viettel triển khai tại các khu vực tập trung đông người như: phố đi bộ, sân vận động, các điểm lễ hội, tập trung đông người…

{keywords}
 

Ông Đào Xuân Vũ - TGĐ Tổng Công ty mạng lưới Viettel cho biết: “Hiện tại, Viettel là mạng di động có số thuê bao 4G lớn nhất và xu hướng tiêu dùng data tiếp tục tăng nhanh. Trong điều kiện chưa có băng tần dành riêng, những giải pháp kỹ thuật trên giúp nâng cao tốc độ đáng kể dịch vụ 4G của Viettel”. 

Ông Vũ khẳng định khi hoàn thành kế hoạch nâng cấp, dung lượng mạng 4G của Viettel sẽ gia tăng từ 25% - 50% tùy khu vực, tốc độ data 4G của người dùng cũng sẽ tăng trung bình từ 1,3-1,5 lần so với hiện tại.

Hiện Viettel là đơn vị viễn thông có hạ tầng mạng lưới lớn nhất Việt Nam với gần 130.000 trạm phát sóng. Mạng 4G mới triển khai cũng được trang bị gần 50.000 trạm phát.

Dịch vụ 4G được chính thức cung cấp tại Việt Nam từ năm 2017 trên băng tần 1800MHz chung với mạng 2G. Sau 2 năm cung cấp, xu hướng tiêu dùng mobile data phát triển bùng nổ, các nhà mạng phải đối mặt tình trạng thiếu băng tần, ảnh hưởng đến tốc độ chung.

Khảo sát của Cục Tần số (Bộ TT&TT) tại 50 mạng di động ở 17 quốc gia, Việt Nam đứng cuối bảng về băng tần dành cho 4G. Cụ thể băng tần dành cho 4G với băng thông 15*2 MHz cho mỗi nhà mạng, trong khi đó, con số này của SK Telecom của Hàn Quốc là 70*2 MHz, Telstra của Úc là 80.*2 Mhz, China Mobile của Trung Quốc là 220 MHz (tương đương 110.*2 MHz).

Các nhà mạng cũng đề xuất với Bộ TT&TT cho phép đấu giá băng tần 2600MHz dành riêng cho dịch vụ 4G. Tuy nhiên, do vướng mắc về rào cản pháp lý, đề xuất trên vẫn chưa thực hiện được. 

Để đáp ứng nhu cầu của mình, Viettel là mạng di động đầu tiên có giải pháp khai thác tối đa các băng tần đã được cấp để đảm bảo dịch vụ.

Minh Ngọc