- Ngày 01/06/2018 em thuê mặt bằng kinh doanh quán nhậu, đặt cọc 60 triệu (có ký giấy xác nhận tiền cọc nhưng không công chứng), tiền thuê mặt bằng 1 tháng là 30tr, thỏa thuận giữa 2 bên: thuê trong vòng 3 năm, bên nào muốn chấm dứt hợp đồng trước báo cho bên kia trước 1 tháng, nhưng đó thoả thuận bằng miệng.
Sau khi đặt cọc thuê tháng đầu tiên em đã làm hợp đồng gửi qua cho chủ nhà ký nhưng bên cho thuê không chịu ký. Qua 1 tháng kinh doanh không ổn, em có báo trước cho bên thuê 1 tháng nữa trả lại mặt bằng, sau khi trả mặt bằng và ký giấy xác nhận bàn giao nhà xong, em báo bên cho thuê lấy lại tiền cọc thì bên cho thuê không chịu trả và nói, khi nào cho ngừời khác thuê được mới trả lại tiền cọc, trong vòng 2 tháng không cho ai thuê được coi như mất tiền cọc luôn.
Xin hỏi họ làm như vậy có đúng không? Em phải làm sao để đòi lại tiền cọc của mình?
Ảnh minh họa |
Theo quy định tại Bộ luật Dân sự 2015, Điều 328:
1. Đặt cọc là việc một bên (sau đây gọi là bên đặt cọc) giao cho bên kia (sau đây gọi là bên nhận đặt cọc) một khoản tiền hoặc kim khí quý, đá quý hoặc vật có giá trị khác (sau đây gọi chung là tài sản đặt cọc) trong một thời hạn để bảo đảm giao kết hoặc thực hiện hợp đồng.
2. Trường hợp hợp đồng được giao kết, thực hiện thì tài sản đặt cọc được trả lại cho bên đặt cọc hoặc được trừ để thực hiện nghĩa vụ trả tiền; nếu bên đặt cọc từ chối việc giao kết, thực hiện hợp đồng thì tài sản đặt cọc thuộc về bên nhận đặt cọc; nếu bên nhận đặt cọc từ chối việc giao kết, thực hiện hợp đồng thì phải trả cho bên đặt cọc tài sản đặt cọc và một khoản tiền tương đương giá trị tài sản đặt cọc, trừ trường hợp có thỏa thuận khác.
Việc bạn đặt cọc thuê đất là việc được thực hiện nhằm bảo đảm cho việc giao kết hoặc thực hiện hợp đồng như thuê theo đúng thời hạn đã giao kết, bảo quản các tài sản của bên cho thuê. Khi bạn đơn phương chấm dứt hợp đồng thuê nhà ở thì bạn cần tuân thủ thời hạn báo trước cũng như thỏa thuận trong hợp đồng thuê.
Theo quy định tại Bộ luật Dân sự 2015, Điều 502. Hình thức, thủ tục thực hiện hợp đồng về quyền sử dụng đất
1. Hợp đồng về quyền sử dụng đất phải được lập thành văn bản theo hình thức phù hợp với quy định của Bộ luật này, pháp luật về đất đai và quy định khác của pháp luật có liên quan.
2. Việc thực hiện hợp đồng về quyền sử dụng đất phải đúng trình tự, thủ tục theo quy định của pháp luật về đất đai và quy định khác của pháp luật có liên quan.
Bạn trình bày không rõ việc giao kết hợp đồng thuê nhà giữa bạn và chủ nhà có được lập thành văn bản hay không. Bởi theo quy định hợp đồng thuê nhà phải được lập thành văn bản, nếu không thì sẽ bị coi là hợp đồng vô hiệu do không tuân thủ quy định về hình thức. Theo đó, tại khoản 2 Điều 131 Bộ luật Dân sự 2015 về hậu quả pháp lý của giao dịch dân sự vô hiệu thì "2. Khi giao dịch dân sự vô hiệu thì các bên khôi phục lại tình trạng ban đầu, hoàn trả cho nhau những gì đã nhận; nếu không hoàn trả được bằng hiện vật thì phải hoàn trả bằng tiền...". Như vậy, nếu hợp đồng thuê nhà của bạn không được lập thành văn bản thì trường hợp này bạn có thể nhận lại tiền đặt cọc. Nếu có tranh chấp các bên có thể khởi kiện tại Tòa án nhân dân có thẩm quyền.
Luật sư Phạm Thị Bích Hảo, Giám đốc Công ty luật TNHH Đức An, Thanh Xuân, HN
Bạn đọc muốn gửi các câu hỏi thắc mắc về các vấn đề pháp luật, xin gửi về địa chỉ banbandoc@vietnamnet.vn (Xin ghi rõ địa chỉ, số điện thoại để chúng tôi tiện liên hệ)
Ban Bạn đọc
Sinh viên bị quỵt tiền cọc: cảnh giác khi thuê nhà trọ
Để tiện cho việc đi học, vừa rồi em tìm được một phòng trọ ở gần trường Đại học của mình. Em đã đặt cọc cho chủ nhà số tiền 1 triệu đồng, hẹn 3 ngày sau chuyển đến.
Đặt cọc 400 triệu đồng nhưng người bán không chịu giao đất
Gia đình tôi mua một mảnh đất, bố tôi ký giấy đặt cọc với vợ chồng người bán số tiền 400 triệu đồng, còn thiếu 200 triệu đồng. Sau 1 tháng thì người chồng mất, giấy tờ đứng tên ông ta.
Đặt cọc rồi mới phát hiện đất chưa có sổ đỏ
Tôi đặt cọc 100.000.000 đồng để mua một mảnh đất trong nội thành Hà Nội. Gần đến ngày giao đất, tôi biết được người bán nói dối. mảnh đất mình mua chưa có sổ đỏ.