Tôi cùng một người bạn muốn mở công ty kinh doanh lĩnh vực liên quan đến du lịch. Chúng tôi cần làm các thủ tục đăng ký giấy phép kinh doanh nhưng phát sinh vấn đề, đó là cả hai đều ở tỉnh lẻ lên thành phố Hà Nội, không có sổ tạm trú tại thành phố. Vậy chúng tôi có thể hoàn tất thủ tục xin giấy phép kinh doanh được không?

{keywords}
Ảnh minh họa

Luật sư tư vấn:

Theo khoản 9 Điều 3 Luật Du lịch 2017 thì kinh doanh dịch vụ lữ hành là việc xây dựng, bán và tổ chức thực hiện một phần hoặc toàn bộ chương trình du lịch cho khách du lịch. Việc kinh doanh dịch vụ lữ hành phải tiến hành thủ tục đăng ký doanh nghiệp và xin cấp giấy phép hoạt động lữ hành theo đúng quy mô và phạm vi dự kiến kinh doanh. 

Thứ nhất: Điều kiện đăng ký doanh nghiệp

Luật Doanh nghiệp tại Điều 7. Quyền của doanh nghiệp

1. Tự do kinh doanh trong những ngành, nghề mà luật không cấm.

2. Tự chủ kinh doanh và lựa chọn hình thức tổ chức kinh doanh; chủ động lựa chọn ngành, nghề, địa bàn, hình thức kinh doanh; chủ động điều chỉnh quy mô và ngành, nghề kinh doanh

Căn cứ theo quy định trên, bạn có quyền thành lập công ty có ngành nghề  Hoạt động lữ hành quốc tế, hoạt động lữ hành nội địa khi thực hiện thủ tục thành lập công ty.

Tuy nhiên, vì kinh doanh dịch vụ lữ hành là ngành nghề có điều kiện nên khi đăng ký thành lập công ty cần lưu ý những điều kiện kinh doanh dịch vụ lữ hành theo quy định của pháp luật, đầu tiên là các vấn đề sau đây:

1. Vốn điều lệ

Công ty muốn kinh doanh dịch vụ lữ hành thì phải tuân thủ quy định về mức vốn điều lệ tối thiểu như sau:

- Mức vốn điều lệ trên 250 triệu đồng áp dụng khi đăng ký ngành nghề lữ hành quốc tế đưa khách du lịch vào Việt Nam.

- Mức vốn điều lệ trên 500 triệu đồng áp dụng khi đăng ký ngành nghề lữ hành quốc tế đưa khách du lịch ra nước ngoài.

2. Ghi mã ngành nghề kinh doanh

Trích dẫn cụ thể mã ngành về hoạt động lữ hành trong luật du lịch trên ngành nghề đăng ký doanh nghiệp.

Theo NĐ 78/2015/NĐ-CP sửa đổi bổ sung bởi Nghị Định 108/2018 Điều 5. Quyền thành lập doanh nghiệp và nghĩa vụ đăng ký doanh nghiệp của người thành lập doanh nghiệp

1. Thành lập doanh nghiệp theo quy định của pháp luật là quyền của cá nhân, tổ chức và được Nhà nước bảo hộ.

2. Người thành lập doanh nghiệp hoặc doanh nghiệp có nghĩa vụ thực hiện việc đăng ký doanh nghiệp theo quy định của Nghị định này và các văn bản quy phạm pháp luật có liên quan.

Do vậy khi chưa có sổ tạm trú ở Hà Nội, bạn vẫn có thể tiến hành thành lập công ty theo điều kiện, trình tự, thủ tục mà pháp luật quy định.

Thứ hai: Về điều kiện kinh doanh dịch vụ lữ hành

Luật Du lịch 09/2017/QH14 tại Điều 31. Điều kiện kinh doanh dịch vụ lữ hành

1. Điều kiện kinh doanh dịch vụ lữ hành nội địa bao gồm:

a) Là doanh nghiệp được thành lập theo quy định của pháp luật về doanh nghiệp;

b) Ký quỹ kinh doanh dịch vụ lữ hành nội địa tại ngân hàng;

c) Người phụ trách kinh doanh dịch vụ lữ hành phải tốt nghiệp trung cấp trở lên chuyên ngành về lữ hành; trường hợp tốt nghiệp trung cấp trở lên chuyên ngành khác phải có chứng chỉ nghiệp vụ điều hành du lịch nội địa.

2. Điều kiện kinh doanh dịch vụ lữ hành quốc tế bao gồm:

a) Là doanh nghiệp được thành lập theo quy định của pháp luật về doanh nghiệp;

b) Ký quỹ kinh doanh dịch vụ lữ hành quốc tế tại ngân hàng;

c) Người phụ trách kinh doanh dịch vụ lữ hành phải tốt nghiệp cao đẳng trở lên chuyên ngành về lữ hành; trường hợp tốt nghiệp cao đẳng trở lên chuyên ngành khác phải có chứng chỉ nghiệp vụ điều hành du lịch quốc tế.

3. Doanh nghiệp đáp ứng các điều kiện kinh doanh quy định tại khoản 1 Điều này được cấp Giấy phép kinh doanh dịch vụ lữ hành nội địa; đáp ứng các điều kiện kinh doanh quy định tại khoản 2 Điều này được cấp Giấy phép kinh doanh dịch vụ lữ hành quốc tế.

Phí thẩm định cấp Giấy phép kinh doanh dịch vụ lữ hành quốc tế, Giấy phép kinh doanh dịch vụ lữ hành nội địa được thực hiện theo quy định của pháp luật về phí và lệ phí.

Nghị Định 168/2017/NĐ-CP quy định chi tiết một số điều của Luật Du lịch Điều 14. Mức ký quỹ và phương thức ký quỹ

1. Mức ký quỹ kinh doanh dịch vụ lữ hành nội địa: 100.000.000 (một trăm triệu) đồng.

2. Mức ký quỹ kinh doanh dịch vụ lữ hành quốc tế:

a) Kinh doanh dịch vụ lữ hành đối với khách du lịch quốc tế đến Việt Nam: 250.000.000 (hai trăm năm mươi triệu) đồng;

b) Kinh doanh dịch vụ lữ hành đối với khách du lịch ra nước ngoài: 500.000.000 (năm trăm triệu) đồng;

c) Kinh doanh dịch vụ lữ hành đối với khách du lịch quốc tế đến Việt Nam và khách du lịch ra nước ngoài: 500.000.000 (năm trăm triệu) đồng.

3. Doanh nghiệp thực hiện ký quỹ bằng đồng Việt Nam tại ngân hàng thương mại, ngân hàng hợp tác xã hoặc chi nhánh ngân hàng nước ngoài thành lập và hoạt động tại Việt Nam và được hưởng lãi suất theo thỏa thuận giữa doanh nghiệp và ngân hàng nhận ký quỹ phù hợp với quy định của pháp luật. Tiền ký quỹ phải được duy trì trong suốt thời gian doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ lữ hành.

Bạn căn cứ theo quy định trên để thực hiện.

Luật sư Phạm Thị Bích Hảo, Công ty luật TNHH Đức An, Thanh Xuân, Hà Nội.

Bạn đọc muốn gửi các câu hỏi thắc mắc về các vấn đề pháp luật, xin gửi về địa chỉ banbandoc@vietnamnet.vn (Xin ghi rõ địa chỉ, số điện thoại để chúng tôi tiện liên hệ)

Ban Bạn đọc

Người lao động tự ý chấm dứt hợp đồng trái pháp luật

Người lao động tự ý chấm dứt hợp đồng trái pháp luật

Tôi sắp chấm dứt hợp đồng lao động với công ty và có ý định nghỉ việc. Xin hỏi tôi nên xin nghỉ hay để công ty tự chấm dứt?