- Trong lúc nóng giận, tôi có nhắn tin cho con nợ của mình là: “Cẩn thận để tao bắt được thì mày chết với tao”. Gia đình họ hiện giữ tin nhắn này, đòi đem lên công an tố cáo tôi dọa giết con họ. Xin hỏi tôi có phạm tội không?

Vợ muốn ly hôn để trốn nghĩa vụ trả nợ chung

Không đòi được đất, cha mẹ muốn kiện con ra tòa

{keywords}
Ảnh minh họa

Tin nhắn bị coi là đe dọa giết người khi nội dung thể hiện việc sẽ tước đoạt tính mạng của người nhận tin hoặc người thân thích của họ. Nội dung tin nhắn có thể không đề cập đến cách thức sẽ giết người như thế nào hoặc được mô tả cụ thể như sẽ đốt nhà, gây tai nạn giao thông, bắn, đâm… song làm người bị đe dọa lo sợ rằng việc này sẽ được thực hiện.

Theo Bộ luật Hình sự 2015 sửa đổi bổ sung 2017 tại Khoản 1 Điều 133 Tội đe dọa giết người: Người nào đe dọa giết người, nếu có căn cứ làm cho người bị đe dọa lo sợ rằng việc đe dọa này sẽ được thực hiện, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm.

Mặt chủ quan của tội phạm: Chủ thể thực hiện hành vi với lỗi cố ý (có thể là cố ý trực tiếp hoặc cố ý gián tiếp). Tức là biết rõ hành vi của mình là vi phạm pháp luật, gây tổn hại đến tinh thần của người bị hại nhưng vẫn cố tình thực hiện.

Người phạm tội thực hiện hành vi với nhiều động cơ và mục đích khác nhau. Nếu người phạm tội có hành vi đe doạ, nhưng hành vi đó chỉ là phương pháp để thực hiện một tội phạm khác, nhằm mục đích khác thì không phải là phạm tội đe doạ giết người.

Mặt khách quan: Người phạm tội phải có hành vi làm cho người bị đe doạ lo sợ. Hành vi này chỉ có thể là hành động như bằng lời nói, cử chỉ, cách nhìn, nhưng không phải để thực hiện việc giết người mà chỉ nhằm làm cho người bị đe doạ tưởng thật là mình có thể bị giết như: mài dao, lấy súng lên đạn, viết thư, nhắn tin v.v…Hành vi đe doạ của người phạm tội phải làm cho người bị đe doạ thực sự tin rằng mình sẽ bị giết, tức là có căn cứ để xác định hành vi đe dọa đó sẽ được thực hiện; căn cứ này phát sinh từ phía người bị đe doạ không phải là căn cứ khách quan.

Người phạm tội sau lời đe doạ lại thực hiện một số hành vi như tìm kiếm phương tiện giết người hoặc chuẩn bị phương tiện giết người đồng thời cố ý để cho người bị đe doạ nhìn thấy hoặc người khác nhìn thấy mà người phạm tội biết rằng người này sẽ nói lại cho người bị đe doạ biết nhằm làm cho người bị đe doạ tưởng bị giết thì sẽ cấu thành nên tội đe dọa giết người.

Như vậy, dựa theo phân tích trên, nếu bạn chứng minh được tin nhắn của bạn không mang tính đe dọa giết người mà chỉ là những lời đe dọa thông thường nhằm ép buộc người nhận tin nhắn phải thực hiện việc trả nợ cho bạn thì bạn sẽ không phạm tội đe dọa giết người. Tuy nhiên, khi bị tố cáo bạn có thể bị xử phạt hành chính theo điểm g khoản 3 Điều 66 Nghị định số 174/2013/NĐ-CP, người nào “cung cấp, trao đổi, truyền đưa hoặc lưu trữ, sử dụng thông tin số nhằm đe dọa, quấy rối, xuyên tạc, vu khống, xúc phạm uy tín của tổ chức, danh dự, nhân phẩm, uy tín của người khác” thì bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng.

Luật sư Phạm Thị Bích Hảo, Giám đốc Công ty luật TNHH Đức An, Thanh Xuân, HN

Bạn đọc muốn gửi các câu hỏi thắc mắc về các vấn đề pháp luật, xin gửi về địa chỉ banbandoc@vietnamnet.vn (Xin ghi rõ địa chỉ, số điện thoại để chúng tôi tiện liên hệ)

Ban Bạn đọc

Đã ly dị nhưng vẫn tìm cớ chửi bới, đánh đập vợ cũ

Đã ly dị nhưng vẫn tìm cớ chửi bới, đánh đập vợ cũ

Mặc dù đã ly dị nhưng anh rể cũ vẫn thường xuyên tìm cách gây sự, đánh đập chị gái tôi vô lý

Đã xây nhà lấn không gian chung họ còn chửi mắng tôi

Đã xây nhà lấn không gian chung họ còn chửi mắng tôi

Hàng xóm đối diện nhà tôi xây thêm tầng để cho sinh viên thuê phòng trọ. Vấn đề là chúng tôi ở trong ngõ nhỏ hẹp, họ lại xây ban công vươn ra khoảng không của mặt ngõ quá nhiều.

Gạ tình không được, anh rể đe dọa giết cả nhà em vợ

Gạ tình không được, anh rể đe dọa giết cả nhà em vợ

Tôi có một chị gái lấy chồng xa đã được 7 năm. Gần đây, gia đình chị gặp khó khăn nên về quê ở nhà nhà mẹ đẻ. Bố tôi mất sớm nên hiện nhà chỉ còn 2 mẹ con, rất rộng rãi.