Phòng khách là không gian kết nối tất cả các khu vực chức năng trong nhà, do đó nếu muốn nơi này phục vụ các chức năng sinh hoạt đa dạng, gia chủ không thể xem nhẹ cách bày trí, thiết kế. 

Ngoài phải đặt ở vị trí trung tâm ngôi nhà, phòng khách phải là nơi lấy ánh sáng đầy đủ, thông gió tốt. Khi bày trí không gian, gia chủ nên tuân theo nguyên tắc “phòng khách sáng, phòng ngủ tối”. Từ cửa ra vào phòng khách không nên nhìn thấy bếp và cửa phòng, cửa sau; lối đi cũng tránh xung thẳng hoặc đi xuyên ngang qua nhà. 

Một số trường hợp, giữa phòng khách và phòng ngủ tồn tại lối đi. Xét theo quan niệm phong thuỷ học, đây là bố cục không tốt. Gia chủ nên lắp cửa trên lối đi nếu xuất hiện hai trường hợp sau: 

Cuối lối đi là nhà vệ sinh

Nhà vệ sinh ở cuối lối đi vừa mất mỹ quan vừa tạo cục diện không tốt về phong thuỷ. Sau khi lắp cửa ở lối đi có thể tránh tình trạng nhìn thấy người khác ra vào nhà vệ sinh, đồng thời tránh được khí bẩn từ nhà vệ sinh bay vào phòng khách. 

Cửa chính xung thẳng cửa phòng 

Một số ngôi nhà có thiết kế không hợp lý khi cửa chính và cửa phòng cùng nằm trên một đường thẳng, thậm chí có trường hợp cửa sổ trong nhà cũng nằm trên đường thẳng này. Đây là bố cục “lọt tài, lọt khí” và theo phong thuỷ học, trường hợp này là “tiền thông hậu thông, nhân đinh và tiền tài đều suy bại”. 

{keywords}
Cửa chính xung thẳng cửa phòng là bố cục không tốt. (Ảnh minh hoạ)

Để hoá giải, gia chủ nên lắp cửa hoặc bình phong che chắn để đạt mục đích vượng khí và tài khí không bị thất thoát. 

Những ưu điểm khi lắp cửa trên lối đi: 

Sự riêng tư, yên tĩnh 

Lắp cửa ở lối đi giữa phòng khách và phòng ngủ giúp ngăn cách không gian một cách rõ ràng, tạo ra sự riêng tư cho phòng ngủ. 

Lắp cửa giữa hai không gian sẽ khiến khách vào nhà không thể can dự vào sự riêng tư cần có của phòng ngủ. Những âm thanh huyên náo ở phòng khách cũng không thể lọt vào phòng ngủ, giúp người trong phòng ngủ có sự yên tĩnh.

Làm đẹp nhà 

Hầu hết phòng khách sẽ được gia chủ bày trí gọn gàng, sạch sẽ nhưng lối đi và phòng ngủ dễ lộn xộn. Do đó, lối đi có bố trí cửa sẽ hạn chế được nhược điểm này. 

Dưới thực trên hư 

Khi lắp cửa trên lối đi, gia chủ nên tuân theo nguyên tắc “dưới thực trên hư”. Lý tưởng nhất nên dùng cửa có nửa dưới bằng gỗ, nửa trên bằng kính. Loại cửa này vừa chắc chắn vừa không mất đi sự thông suốt. 

Nếu dùng cửa hoàn toàn bằng gỗ sẽ gây cảm giác tù túng, khó chịu. Còn nếu dùng cửa toàn kính sẽ khiến phòng khách quá thông suốt, mất đi sự riêng tư. Ngoài ra, khung cửa ở lối đi không nên chọn hình bầu dục tạo hình như bia mộ. 

Mặc dù có những ưu điểm như trên, nhưng nếu rơi vào hai trường hợp sau, gia chủ không nên lắp cửa ở lối đi: 

Phòng khách nhỏ

Trong phòng khách nhỏ hẹp, gia chủ không nên lắp thêm cửa ở lối đi để có thể nhìn rõ đường đi. Mặt khác, với chiều sâu của lối đi, không gian phòng khách sẽ trở nên sâu hơn, nếu lắp cửa sẽ có cảm giác tù túng, chật hẹp. 

{keywords}
Phòng khách chật hẹp không nên lắp cửa ở lối đi với phòng ngủ. (Ảnh minh hoạ)

Phòng khách ít cửa sổ 

Với những phòng khách bố trí ít cửa sổ, gia chủ không nên lắp cửa ở lối đi vì sẽ khiến không khí nơi đây thêm bí bách. 

Ngoài ra, do ít cửa sổ nên không khí trong lành bên ngoài bị hạn chế vào phòng khách. Nếu lắp cửa ở lối đi có thể làm cho không khí phòng khách không lưu thông được với phòng ngủ. 

Những kiêng kỵ khi bố trí tài vị ở phòng khách gia chủ nên tránh

Những kiêng kỵ khi bố trí tài vị ở phòng khách gia chủ nên tránh

Tài vị vai trò quyết định sự hưng suy về tài vận của gia đình, nên khi bày trí nơi này gia chủ nên tránh những kiêng kỵ để giúp tích tụ vượng khí. 

Phương Anh (tổng hợp)