Chủ nhân căn nhà độc đáo này là giáo sư Ren Jun (công tác ở Đại học Thiên Tân, Trung Quốc). Hàng tháng, giáo sư này đều lái xe đến đây để nghỉ ngơi. Để tới ngôi nhà bình yên này, ông Ren Jun phải lái xe 2 tiếng từ Thiên Tân. Căn nhà nằm tại lạng ở quận Đại Hưng, ngoại ô Bắc Kinh. 

Khi ông xây dựng căn nhà, dân làng suy đoán là đại gia xây căn nhà sang trọng, hoặc cơ quan chức năng xây một căn nhà công cộng cho địa phương. Tuy nhiên, ai cũng bất ngờ khi biết ông Ren Jun muốn xây dựng căn nhà kiểu "công nghệ cao"

{keywords}
Mặc dù nhiệt độ ngoài trời những ngày này ở mức thấp, song khi thức dậy, Ren Jun nhìn thấy màn hình hiển thị 20 độ C. Trong nhà không hề mở máy sưởi, điều hoà nhiệt độ hay các nguồn cung cấp nhiệt khác
{keywords}
Khi về ngôi nhà này, vị giáo sư thảnh thơi ngồi ở ghế tại sảnh trước. Những người hàng xóm thấy ông về cũng kéo sang nói chuyện. Mọi người quý ông Ren Jun nên không hề e ngại. Ngôi nhà này dần trở thành một địa điểm cho mọi người trong làng đến chơi. Chủ nhân cho biết, ngôi nhà là trải nghiệm cá nhân của bản thân song muốn mọi người cùng trải nghiệm
{keywords}
Được biết, ông Ren Jun có nhiều năm nghiên cứu về công trình xanh. Ông thuê lại mảnh đất này để vừa làm nhà vừa nghiên cứu. Công trình toạ lạc trên diện tích 400m2, chi phí xây dựng và nội thất là 2,8 triệu tệ. Mặc dù, chi phí xây dựng đắt nhưng chủ nhân cho biết căn nhà không tiêu tốn năng lượng, không tốn tiền điện, mát mẻ, thoáng, không khí sạch, kín gió
{keywords}
Ngôi nhà của ông Ren Jun được chia làm 3 phần gồm sân trước, sảnh giữa và nhà sau. Để giữ nhiệt cho căn nhà ở mức ổn định, ông Ren Jun đã dùng vật liệu cách nhiệt dày 25cm kể cả sàn và mái
{keywords}
Ngoài vật liệu cách nhiệt giữ nhiệt độ ổn định thì vấn đề đau đầu cho chủ nhân là cửa sổ và cửa ra vào. Dùng kính nhiều có tác dụng hút ánh sáng nhưng lại trở thành nguồn hấp thụ nhiệt bên trong. Do đó, ông Ren Jun dùng loại cửa có phủ phim cách nhiệt, chúng có thể hấp thụ nhiệt tốt và không làm thất thoát nhiệt bên trong ra ngoài
{keywords}
Nhằm tăng ánh sáng cho căn nhà, chủ nhân đã làm giếng trời khiến hàng xóm thích thú và hỏi kinh nghiệm
{keywords}
Các đồ dùng trong nhà đều được làm từ vật liệu tái chế. Ví dụ đồ nội thất được làm từ rơm lúa mì và không chứa formaldehyde. Ông Ren Jun làm bàn uống nước từ kính còn sót khi trang trí
{keywords}
Nguồn cung cấp điện của gia đình không phải là điện lưới. Điện được tạo ra từ những tấm quang điện hấp thụ năng lượng mặt trời. Theo chủ nhân, một tấm quang điện 1,6m2 đủ cung cấp điện cho máy giặt, tủ lạnh, TV, máy tính. Nếu có một chiếc ô tô điện và đi quãng đường 20km cần 2 tấm quang điện

Quỳnh Hương  (Theo Home)

Ngôi nhà Nhật Bản “mọc” trên đỉnh đồi, mang tầm nhìn vạn người mê

Ngôi nhà Nhật Bản “mọc” trên đỉnh đồi, mang tầm nhìn vạn người mê

Ngôi nhà song lập nằm trên đỉnh đồi ở Hà Nội mang trọn vẹn kiến trúc Nhật Bản với tầm nhìn vạn người mê. Đặc biệt, kiến trúc sư sử dụng nhiều vật liệu xây dựng mới có ở Việt Nam, gần gũi với thiên nhiên.