Khi màn đêm buông cũng là lúc Sài Gòn khoác lên mình vẻ đẹp lộng lẫy, quyến rũ minh chứng cho sự phát triển của thành phố hiện đại bậc nhất Việt Nam.

{keywords}

Với diện tích hơn 2.000 km2 cùng hơn 10 triệu dân, chiếm giữ hơn 22% GDP của cả nước, TP HCM là trung tâm kinh tế lớn nhất Việt Nam. Sự phát triển với tốc độ khá nhanh cũng là tiền đề để Sài Gòn trở thành một trong những thành phố hoa lệ của khu vực Đông Nam Á.

{keywords}

Bùng binh Quách Thị Trang phía trước chợ Bến Thành nằm ở trung tâm quận 1 luôn nhộn nhịp dù đêm hay ngày.

{keywords}

Tháp tài chính Bitexco là tòa nhà biểu tượng mới của thành phố (chiều cao 262 m, đứng thứ 3 Việt Nam sau tòa nhà Keangnam và Lotte ở Hà Nội). Đây là nơi lý tưởng bậc nhất để ngắm Hòn ngọc Viễn Đông từ trên cao với góc nhìn 360 độ.

{keywords}

Đại lộ Võ Văn Kiệt (hay còn gọi đại lộ Đông Tây) là trục giao thông hiện đại kết nối hai đầu Đông Bắc - Tây Nam thành phố, tạo điều kiện thuận lợi cho các phương tiện giao thông ra vào cảng Sài Gòn. Đây cũng là con đường nối các tỉnh miền Đông và miền Tây mà không phải đi vào trung tâm thành phố, giúp liên kết chặt chẽ các địa phương trong vùng kinh tế trọng điểm phía Nam.

{keywords}

Sau 40 năm kể từ ngày giải phóng, hàng trăm tòa cao ốc mọc lên để đáp ứng nhu cầu hội nhập kinh tế cả nước và khu vực. Bên cạnh đó những công trình kiến trúc cổ vẫn được gìn giữ, bảo tồn.

{keywords}

Nhà thờ Đức Bà được xây dựng hơn 130 năm là điểm nhấn nổi bật trong sự giao thoa kiến trúc của thành phố. Quanh khu vực này là các địa danh mang đậm dấu ấn lịch sử như: Bưu điện thành phố, Dinh Thống Nhất, Thảo Cầm Viên.

{keywords}

Bến Bình Đông là một trong hàng chục bến quan trọng của hệ thống kênh rạch Sài Gòn, là đường giao thông thủy chủ yếu ngày xưa, kết nối Sài Gòn với lục tỉnh miền Nam. Hiện, bên bờ kênh vẫn còn những dãy nhà xưa cổ, in đậm dấu ấn lịch sử giao thương phồn hoa, trù phú của người Hoa kiều xưa.

{keywords}

Trụ sở UBND TP HCM nằm ở đường Lê Thánh Tôn. Tòa nhà được xây dựng từ năm 1898 đến 1909 do kiến trúc sư Gardès thiết kế mô phỏng theo kiểu những lầu chuông ở miền bắc nước Pháp. Đây được xem là "điểm phải đến" đối với du khách khi ghé thăm "Hòn ngọc Viễn Đông".

{keywords}

Đồng Khởi, một trong những con đường cổ xưa và cũng tráng lệ nhất Sài Gòn với hàng loạt cộng trình sang trọng như Nhà hát thành phố, khách sạn Caravelle, khách sạn Continental cùng hàng trăm cửa hiệu của các thương hiệu thời trang hàng đầu thế giới.

{keywords}

Một trong những công trình trọng đại ý nghĩa của Sài Gòn đổi mới là hầm vượt sông Thủ Thiêm dài 1.490 m kết nối quận 1 và quận 2, tạo điều kiện thuận lợi giao thương cho phía đông và tây thành phố.

{keywords}

Đây cũng là nơi các bạn trẻ thường chọn để ngắm thành phố về đêm.

{keywords}

Hầm Thủ Thiêm nổi bật trong màn đêm. Nó được thiết kế nằm sâu 24 m dưới mặt sông Sài Gòn với 6 làn xe chạy ở tốc độ 60 km/h, chịu động đất 6 độ richter và tuổi thọ ước tính trên 100 năm.

{keywords}

Sài Gòn ngày càng thay da đổi thịt với những dòng kênh xanh sạch sẽ minh chứng cho một đô thị hiện đại, văn minh.

(Theo Zing)