Quán huyết chưng nằm trên vỉa hè cách chợ Thủ Dầu Một không xa, đối diện bến đò Bạch Đằng (P. Phú Cường, TP. Thủ Dầu Một, Bình Dương). Quán đơn giản, chỉ là một chiếc xe đẩy. Trên đó có chiếc thau lớn đậy nắp. Dưới thau, trong thùng xe là bếp lò rực lửa.

Trong thau, huyết và lòng heo đầy ắp tỏa ra mùi thơm. Bên cạnh thau huyết, một chồng bát, những lọ gia vị, chiếc thau nhỏ đựng hành và một thùng giữ nhiệt chứa đầy nước lèo đã nêm nếm đủ gia vị.

{keywords}
Chị Loan luôn nở nụ cười.

Chị chủ quán, Nguyễn Thị Thanh Loan, 32 tuổi múc một miếng huyết cho vào tô. Xong, một tay cầm kéo một tay cầm kẹp, chị cắt nhỏ từng miếng lòng cho khách. Chị làm không ngơi tay nhưng lúc nào trên môi chị cũng nở nụ cười: 'Anh ăn gì, em lấy cho'. 'Chị thích thứ nào cho em biết em làm cho chị'. 

Tô huyết múc xong, chồng chị - anh Trần Phương Thanh, 34 tuổi, bỏ hành, thêm chút ớt, tiêu rồi bưng ra bàn cho khách. 

{keywords}
Một tô huyết chưng gồm huyết và lòng heo.

Khách càng lúc càng đông. Chỉ mới hơn 6 giờ sáng mà trong thau chỉ còn nước, vài miếng huyết và một chút lòng. 'Chỉ còn chừng 5 tô nữa thôi chú ơi', chị nói với chúng tôi. 'Khách của con nhiều người thấy thương lắm. Có người từ Thủ Đức, Quận 2 (TP.HCM), có người từ Bến Cát, Biên Hòa lặn lội tìm đến. Đa số những vị khách này đều gọi điện đặt hàng trước. Họ đến, ăn tại chỗ rồi mua thêm mang về nhà'.

{keywords}

 Đôi vợ chồng từ Thủ Đức tìm đến. Người chồng cho biết, cả hai đi từ lúc 5h sáng nhưng đến nơi đã sắp hết.

Những tô cuối cùng đã được mang ra cho khách. Anh Thanh bắt đầu thu dọn. Chị Loan gom lại những lọ gia vị. Các khách đến trễ đều quay xe trở về sau khi nghe câu nói của chị: 'Hết rồi anh ơi. Mai anh đến sớm chút nghen'.

Đông khách nhưng không dám phát triển

Quán huyết chưng vỉa hè của vợ chồng chị Loan, anh Thanh chỉ mới bán chưa được 2 năm. Trước đây cũng tại địa điểm này đã có 2 người phụ nữ đứng bán. Họ là mẹ chồng, con dâu bán được hơn 30 năm và đã nghỉ cách nay 3 năm do tuổi già sức yếu.

Chị Loan từng là công nhân tại KCN Việt Hương trong suốt 11 năm. Thu nhập không đủ trang trải, chị nghỉ việc định về bán chè. Người anh của chị, là công nhân trong lò mổ khuyên chị nên bán món huyết chưng. Tất cả nguyên liệu anh cung cấp với đảm bảo là nguyên liệu sạch.

Chị mày mò, tìm tòi tự chế biến ra món ăn này mà không qua học hỏi bất cứ ai. Chị Loan cho biết trong món huyết chưng của chị ngoài huyết là nguyên liệu chính, phần còn lại là lòng heo gồm cật, phèo, bong bóng, lá mía, và óc... Riêng bao tử, tim, gan có giá đắt nên chỉ ai đặt chị mới làm. Tất cả những nguyên liệu ấy chị ướp gia vị rồi nấu theo dạng phá lấu.

{keywords}
Nhiều khách phải chờ mới mua được hàng.

Mỗi ngày, vợ chồng chị thức dậy lúc 2h sáng vào lò lấy lòng và huyết rồi ra chợ mua thêm phụ liệu. Về đến nhà lúc 3h, hai vợ chồng bắt tay vào chế biến đến 4h30 thì đưa lên xe đẩy ra bán.

'Khách càng lúc càng đông. Những ngày đầu tụi con bán đến 8 - 9 giờ sáng. Rồi sau đó là 7 giờ và nay thì chú thấy đó, mới 6 giờ sáng đã hết. Cũng nhờ bán như thế mà kinh tế gia đình con đỡ hơn trước rất nhiều', chị nói.

'Khách đông, chị có muốn phát triển công viêc kinh doanh của mình không?'. 'Dạ không chú ơi. Chú phải biết làm nghề này quan trọng nhất là vệ sinh nguyên liệu. Lòng và huyết heo phải tự tay anh con cung cấp con mới dám làm. Mua ở thị trường con không tin và con cũng chỉ làm bấy nhiêu thôi', chị trải lòng với chúng tôi ...

Ông chủ 27 tuổi mở quán bánh 0 đồng, nhận 200 nụ cười mỗi ngày

Ông chủ 27 tuổi mở quán bánh 0 đồng, nhận 200 nụ cười mỗi ngày

 Cảm được nỗi khó nhọc của những cảnh đời khó khăn, anh Đào Văn Vĩnh (27 tuổi) đã mở quán 'Bánh mì 0 đồng' để chia sẻ bớt nhọc nhằn, mưu sinh.

Trần Chánh Nghĩa