{keywords}
Ngôi nhà gần 100 tuổi ở xã Ninh Vân (Hoa Lư, Ninh Bình) có lối kiến trúc đặc trưng của vùng đồng bằng Bắc Bộ, với 3 gian, 2 chái, sân vườn rộng rãi. 

 

{keywords}

Ngôi nhà được xây dựng trên khu đất rộng khoảng 300m2 với tường vách, cột kèo, sân cổng làm bằng đá xanh nguyên khối. 

 

{keywords}
Tường rào đục đẽo hình đồng tiền âm dương. Chủ nhân xây dựng ngôi nhà là cụ Lương Văn Xiển - thợ chế tác đá nổi tiếng trong vùng. Năm 1875, cụ Xiển tham gia xây dựng Nhà thờ đá Phát Diệm (huyện Kim Sơn). Nhà thờ hoàn thiện, cụ Xiển mời nhóm thợ khoảng 30 người về quê xây dựng căn nhà đá này. 

 

{keywords}
Xưa kia, cụ Xiển thuộc diện giàu có, bề thế ở làng.

 

{keywords}

Anh Lương Trịnh, cháu cụ Xiển chia sẻ, ngôi nhà  được xây dựng trong vòng 15 năm, khởi công từ năm 1919 đến năm 1934 mới hoàn thành. Nguyên nhân là do cụ làm tỉ mỉ, không ưng ý là làm lại nên thời gian càng kéo dài. Kinh phí xây dựng ngôi nhà này không rõ bao nhiêu nhưng anh Trịnh nghe chú bác kể lại, cụ Xiển đã bỏ ra số vàng rất lớn.

 

 

{keywords}
Cổng chào đề năm khánh thành nhà là 1934. Bên trên có bức cuốn thư khắc chữ Nho. 

 

{keywords}

Cụ Xiển mất 2 năm để đào đá và vận chuyển từ Thanh Hóa về Ninh Bình. Tất cả quá trình xây dựng đều làm thủ công bằng tay. Khung nhà, tường vách, bình phong, sập… được đục đẽo từ đá xanh. 

 

{keywords}
 Phần mái với vì, kèo, rui, mè, khóa gian... làm bằng gỗ lim. Qua nhiều năm vẫn còn tốt, không bị mối mọt.

 

{keywords}
 Đặc biệt, các chi tiết ngôi nhà được ghép nối với nhau bằng mộng và không sử dụng chất kết dính.

 

{keywords}
Hệ thống 12 cánh cửa bức bàn bằng gỗ quý hiếm. 

 

{keywords}
Anh Lương Trịnh là thế hệ thứ 5 sở hữu ngôi nhà. Theo anh Trịnh, nhiều người về đây xem, trong đó có tay buôn đồ cổ, mê kiến trúc đặc biệt của ngôi nhà nên hỏi mua với giá lên tới chục tỷ đồng nhưng anh từ chối. "Người ta có trả 100 tỷ tôi cũng không bán. Vì đây là kỷ niệm của ông, cha. Nó mang giá trị cả về vật chất, tinh thần và tâm linh. Dòng họ tôi nhiều đời làm nghề chế tác đá, tôi muốn giữ lại, như một truyền thống cho con cháu sau này", người đàn ông sinh năm 1989 nói. 

 

{keywords}
Chiếc sập làm bằng đá xanh nguyên khối kê giữa nhà. Anh Trịnh cho hay, chiếc sập này được anh làm mới, thay thế cho chiếc sập cũ đã hỏng hóc.

 

{keywords}

Hòn non bộ, cá chép hóa rồng tạc từ đá nguyên khối... được đặt ở phía bên phải sân vườn theo tính toán phong thủy của gia chủ.

 

{keywords}
Cổng ra vào nhà, bên trên có vọng gác cũng được làm từ đá xanh. Giai đoạn Mỹ ném bom miền Bắc, ngôi nhà trúng bom, bị hư hại 1 phần. Anh Trịnh từng trùng tu lại vào năm 2014. Hiện nay, ngôi nhà này được dùng làm nơi thờ cúng, gia đình anh Trịnh chuyển sang sinh sống trong biệt thự gần đó. 

 

{keywords}
Hai bức tứ quý “Tùng, Trúc, Cúc, Mai” chạm khắc ở đầu hè.

Ngôi nhà hơn 100 tuổi chứa bảo vật dát vàng ở Hà Nội

Ngôi nhà hơn 100 tuổi chứa bảo vật dát vàng ở Hà Nội

Ngôi nhà cổ nằm ở ngoại thành Hà Nội, chứa bức thiều châu dát vàng từng được nhiều người tìm về gạ mua nhưng gia chủ từ chối vì lý do đặc biệt. 

Minh Khuê