- Vì tai nạn trong quá khứ, ông đành khước từ cuộc hôn nhân với nữ bác sĩ xinh đẹp, giỏi giang...

Căn hộ của ông Nguyễn Đình Long (SN 1940, ở Hàng Trống, Hoàn Kiếm, Hà Nội) rộng chừng 15 mét vuông, nằm cuối con hẻm nhỏ. Nhiều năm nay ông vẫn sống một mình trong cảnh cơ hàn, bệnh tật.

Ông kể, ông sinh ra trong gia đình giàu có ở khu phố cổ Hà Nội. Bố ông là chủ tiệm may Đạm Tân Việt nổi tiếng xa gần. Vì thế từ nhỏ ông và các anh chị em luôn được sống trong cảnh sung túc, đủ đầy.

{keywords}
Ông Nguyễn Đình Long trong căn nhà nhỏ, không có vật gì quý giá giữa lòng phố cổ.
Ảnh: Diệu Bình

Năm lên 7 tuổi, ông tỏ ra là cậu bé tư chất thông minh, nhanh nhẹn, có năng khiếu trong lĩnh vực may mặc vì thế ông được bố sớm truyền thụ cho những tinh hoa của nghề này.

Con chủ tiệm may có tiếng, dáng dấp thư sinh, khuôn mặt điển trai. Vì thế ở tuổi thanh xuân, ông đã khiến nhiều người con gái phải thầm thương trộm nhớ, len lén nhìn ông mỗi lần chạm mặt. Nhưng một tai nạn giao thông đã thay đổi cuộc đời của cậu thanh niên trẻ. 

Ông bị vỡ cổ chân, phải trải qua 3 cuộc đại phẫu. Từ sau vụ tai nạn, chân ông yếu, đi lại tập tễnh. Ông sống khép mình, suy sụp suốt thời gian dài. Sau đó được gia đình động viên, ông xin vào công tác tại công ty Bông vải sợi Hà Nội, đến năm 1976 thì nghỉ việc.

Về nhà ông mở tiệm may, vốn khéo tay, lại có mắt thẩm mỹ nên sản phẩm của ông được nhiều người khen ngợi. Dù chỉ mở tiệm nhỏ trong ngõ nhưng khách kéo đến nườm nượp, cuộc sống ổn định. Nhưng nhắc đến chuyện lập gia đình lòng ông lại chùng lại.

Ông kể, thời trẻ ông từng yêu một người con gái. Họ đã có hẹn ước ngày về chung một nhà. Nhưng khi ông xin phép bố được qua lại với người con gái đó thì gia đình ông cương quyết phản đối.

Trước sự ngăn cấm quyết liệt của bố, ông Long đau khổ nói lời chia tay bạn gái. Cô gái ngậm ngùi đi lấy chồng theo sự sắp đặt của gia đình. Trái tim ông cũng nguội lạnh dần…

Sau này, thời gian ông mở tiệm may, có một cô bác sĩ trẻ thường xuyên đến may đồ. Cô bác sĩ khá xinh xắn, trắng trẻo, trẻ hơn ông nhiều tuổi, đang học cao học. 

{keywords}
Tai nạn trong quá khứ khiến ông mang tật, ông cũng khước từ luôn những mối nhân duyên vợ chồng đến với mình. Ảnh: Diệu Bình

Nhiều lần trò chuyện, hai người có sự cảm mến nhau. Nhưng khi cô bác sĩ đề nghị được làm vợ ông, ông lại phải từ chối.

Lý giải việc khước từ cuộc hôn nhân này, ông Long cho biết: “Trái tim tôi cũng rung động với người ta nhưng không dám tiến tới. Tôi e ngại bản thân mình sức khỏe yếu, lại tàn tật sẽ trở thành gánh nặng cho cô ấy".

Người thân cũng nhiều lần tìm cách mai mối để ông kết hôn, nương tựa lúc tuổi già nhưng ông đều lắc đầu.

Ông tâm sự: "Ngoài 2 người con gái đó, cũng từng có những cô gái trẻ, làm kỹ sư, viên chức muốn đến với tôi. Nhiều người cứ khuyên nhắm mắt lấy đại đi. Nhưng tôi nghĩ lúc khỏe mạnh không sao, lúc về già  sức khỏe suy yếu, họ vừa phải chăm mình vừa chăm cả con nữa thì tôi không nỡ".

Tuổi mỗi ngày một cao, nghề may tuy không làm ông giàu có nhưng vẫn đủ để ông sống tươm tất. Nhưng liên tiếp những vất vả của kiếp người đổ lên đầu ông. Cách đây gần 20 năm, ông phát hiện mình mắc chứng bệnh Parkinson.

Tay ông lúc nào cũng run run, khổng thể cầm nổi cây kéo, "Cái đau đớn nhất của người thợ may là không cầm được kéo nữa" - ông nói trong nghẹn ngào.

Ông đành từ bỏ nghề may gia truyền, bao nhiêu tiền tích cóp được ông đều đổ vào chữa bệnh đến cạn kiệt. Hiện nay, toàn bộ chi phí sinh hoạt ông đều tằn tiện từ số tiền trợ cấp 520 nghìn của Nhà nước và sự giúp đỡ ít ỏi của người thân.

Tuy có anh em ruột thịt nhưng ông quan niệm, anh em mỗi người một phận. Họ còn gia đình nên ông không muốn họ phải bận tâm vì mình.

Những ngày trái gió trở trời, ông ốm liên miên, chiếc chân đau nhức hành hạ. Ông phải nằm bẹp một chỗ nhưng đến bữa vẫn phải cố gắng tự nấu nướng và giặt giũ quần áo.

“Ngày nào còn tự lo được cho bản thân thì tôi không muốn phiền hà ai. Bạn bè, người thân muốn quan tâm, hỗ trợ nhưng tôi nhất định không đồng ý. Mình dẫu nghèo những vẫn phải giữ được cốt cách, gia phong”, ông Long tâm sự.

Bà chủ ở phố cổ và 700 USD từ một người Mỹ xa lạ

Bà chủ ở phố cổ và 700 USD từ một người Mỹ xa lạ

95 tuổi, cụ vẫn nặng lòng với những người kém may mắn. Mỗi tháng cụ đều trích ra một khoản cố định trong tiền lương được hưởng của người già để bỏ phong bì gửi đến cho người nghèo

Câu chuyện cụ bà đội mưa bán trứng và bài học làm từ thiện

Câu chuyện cụ bà đội mưa bán trứng và bài học làm từ thiện

Thấy cụ bà ngồi bán trứng bên đường giữa trời mưa gió, một người đàn ông đã không ngần ngại tặng mấy gói mỳ tôm và ở lại cùng bán hàng.

Minh Anh - Nhật Linh