Những người mang quần áo, giầy dép đến ủng hộ nói, đa phần họ biết những chiếc tủ thiện nguyện này thông qua mạng xã hội. Đã xuất hiện ở Hà Nội mấy năm qua, nhưng năm nay nhờ internet, các trang mạng xã hội mà tinh thần thiện nguyện này lan tỏa rộng rãi hơn những năm trước rất nhiều.

Phần lớn những chiếc tủ được đặt gần bệnh viện, khu vực tập trung đông người có hoàn cảnh khó khăn... Người đến ủng hộ cũng như người nhận khá đông. Có khu vực, lượng quần áo, giầy dép do người dân mang đến ủng hộ nhiều nên người tổ chức phải dùng ô tô chở về nơi tập kết. Sau đó, đưa đi ủng hộ người dân các tỉnh còn khó khăn.

{keywords}
Mới 9h sáng, những túi quần áo do người dân mang đến ủng hộ đã chất thành đống trên vỉa hè, cạnh tủ quần áo từ thiện ở điểm 66 phố Bà Triệu. 
{keywords}
Một phụ nữ chở túi quần áo đã được giặt sạch sẽ đến ủng hộ tại điểm 66 phố Bà Triệu. Điểm này luôn có bác bảo vệ của cửa hàng bán mỹ phẩm trông coi giúp.
{keywords}
Người phụ nữ này đang chọn lựa những quần áo phù hợp với mình trước khi mang về sử dụng tại điểm 70 Thái Hà.
{keywords}
Những chiếc tủ này còn được phân chia thành các ngăn chứa có chỉ dẫn cụ thể theo giới tính, thể loại trang phục...
{keywords}

Chiếc tủ đặt trên phố Chùa láng.

{keywords}
Chị Minh Thuận (bên phải, đội mũ bảo hiểm) nhà ở Ngọc Thụy, Long Biên cho biết chị kêu gọi được nhiều người là bạn bè, đồng nghiệp, hàng xóm cùng đóng góp quần áo, giầy dép... giúp đỡ những hoàn cảnh còn khó khăn. Chị Thuận cũng biết được địa chỉ này qua mạng xã hội.
{keywords}
Những người từ các tỉnh, thành xuống Hà Nội trông nom người bệnh tranh thủ ra chọn quần áo miễn phí.
{keywords}
Niềm vui sau khi chọn được món đồ ưng ý.
{keywords}
Ông Trần Xuân Chiều, nhân viên bảo vệ cửa hàng bán mỹ phẩm trên phố Chùa láng - nơi đặt chiếc tủ từ thiện cũng là người góp sức trông coi, sắp xếp đồ cũng như cất đồ khi tủ quá đầy để tiếp tục chuyển lên các tỉnh miền núi, những vùng khó khăn hỗ trợ người dân.
{keywords}
Quê ở Phú Thọ, bà Hoàng rất hài lòng khi chọn được chiếc váy rất đẹp lại vừa vặn cho cô cháu nội. Bà cho biết mới xuống đây làm giúp việc thay cho người bà con về quê có việc gia đình. Bà phải mang theo cháu trông nom do mẹ cháu đang phải điều trị bệnh trầm cảm sau khi sinh con thứ 2 tại một bệnh viện ở Hà Nội.
{keywords}

Không mất tiền, nhưng nhiều người còn may mắn chọn được quần áo gần như mới tinh.

{keywords}
Điểm 420 phố Tây Sơn cũng đặt một chiếc tủ 'Ai thiếu đến lấy, ai thừa ủng hộ'.
{keywords}
Tại đây cũng luôn có anh Tùng Dương trông coi, sắp xếp đồ cho ngăn nắp.
{keywords}
Nhiều người vội không có thời gian xếp đồ vào tủ, anh Dương sẽ nhận và sắp xếp theo từng loại vào mỗi ngăn.
{keywords}
Anh Dương cũng kiêm luôn việc trông coi chiếc tủ bánh mỳ miễn phí do vợ chồng một chị cán bộ công tác tại phường Ngã Tư Sở lập ra.
{keywords}

Chiếc tủ bánh mỳ phục vụ nhu cầu của bất cứ ai cần và cũng sẵn sàng đón nhận sự đóng góp của những người có tấm lòng hảo tâm. Anh Dương cho biết nhiều người đến ủng hộ mấy trăm chiếc bánh mỳ và không muốn tiết lộ danh tính. Từ những việc làm này, mùa đông đang đến, những hoàn cảnh không may mắn có lẽ sẽ cảm thấy ấm áp hơn.

Dùng 660 triệu tiền phúng viếng cha mẹ làm đường cho dân

Dùng 660 triệu tiền phúng viếng cha mẹ làm đường cho dân

Thực hiện ước nguyện bố mẹ trước khi mất, bà Phong (Quảng Ngãi) dùng 660 triệu đồng tiền phúng viếng làm đường bê tông cho làng mình.   

Lê Anh Dũng