{keywords}
 

“Có người lên nhóm xin một chiếc thìa xúc dưa để chuẩn bị một bữa tiệc của bọn trẻ. Tôi nhìn vào ngăn kéo và thấy mình có 3 chiếc” - Zoe Bowman, người đi theo lối sống này cho hay. “Tôi không cần tới tận 3 chiếc thìa” - cô nói.

Zoe Bowman là quản trị viên của một trang Facebook trong số hàng ngàn trang đi theo lối sống “không mua sắm”.

Vừa là phong trào tránh lãng phí, vừa là dự án xây dựng cộng đồng, các nhóm “không mua sắm” đang nở rộ ở các vùng ngoại ô giàu có của nước Úc - tức là các thành viên sẽ cho, tặng, trao đổi những món đồ họ không cần dùng đến nữa cho người khác để tăng giá trị sử dụng.

Tuy nhiên, theo Bowman, sai lầm phổ biến nhất của các thành viên mới khi tham gia nhóm này là tặng món đồ của mình cho người đầu tiên bình luận, thay vì đợi cho đến khi có nhiều người muốn xin và chọn ra người cần nó nhất.

Dự án “không mua sắm” vốn được khởi nguồn ở Mỹ như một nỗ lực nhằm tạo ra nền kinh tế không dùng tiền mặt, lấy cảm hứng từ chuyến đi tới Nepal của một trong số những người sáng lập.

Mục đích của dự án là cộng đồng sẽ phân phối hàng hóa theo nhu cầu, có nghĩa là các thành viên sẽ phải giải thích lý do tại sao mình cần món hàng đó. Bất kỳ gợi ý nào về việc mua bán món đồ bằng tiền sẽ khiến bạn bị trục xuất khỏi trang ngay lập tức. Các trang này cũng không khuyến khích việc cho, tặng vật nuôi và cấm bàn chuyện chính trị.

Bowman là một trong số các quản trị viên thực hiện công việc kiểm soát. Tuy nhiên, cô cho biết cô thực hiện các quy tắc một cách nhân từ thay vì thực thi chúng một cách nghiêm ngặt. 

Khi một nhóm đạt số thành viên quá lớn - thường là từ 1.000 đến 1.500, nó sẽ được chia thành các nhóm nhỏ. Bạn chỉ có thể là thành viên của 1 nhóm.

Gemma Hardie - một thành viên của nhóm cho biết, cô tham gia nhóm là để tiết chế thói quen tiêu thụ hàng hóa của mình. “Chúng ta tiêu thụ quá nhiều thứ và thường không nghĩ xem nó đến từ đâu. Nhưng tôi cho rằng chỉ có một tỷ lệ nhỏ các thành viên trong nhóm chia sẻ triết lý đó”.

Cô cũng băn khoăn một điều rằng, liệu các món hàng cũ chỉ nên được trao tặng trong cộng đồng hay có thể tặng cho những nơi thực sự cần thiết bên ngoài nhóm.

Tập tục kỳ lạ của bộ tộc sống biệt lập trong rừng sâu Amazon

Tập tục kỳ lạ của bộ tộc sống biệt lập trong rừng sâu Amazon

Sống sâu trong rừng rậm, không bị ảnh hưởng bởi nền văn hóa hiện đại, bộ lạc Yanomami còn giữ được nhiều tập tục kỳ lạ, thậm chí có phần ghê rợn.

Đăng Dương (Theo The Guardian)