Mặc dầu những cuộc tranh luận về việc có nên "sống thử" trước hôn nhân vẫn còn nhiều ý kiến tranh cãi nhưng trong thực tế, những đôi chung sống trước kết hôn hiện nay không phải là ít.
Và những đôi chia tay sau một thời gian sống thử cũng chiếm một tỷ lệ không nhỏ.
Vì vậy trước khi bạn có ý định "sống thử" với ai, hãy trao đổi với nhau ít nhất là 6 câu hỏi sau đây:
1. Tại sao chúng ta sống cùng nhau?
Đây có phải là một bước tiến tới hôn nhân hay sống chung cho thuận tiện. Chẳng hạn như khỏi phải đi đến gặp nhau, mệt mỏi, mất thì giờ. Tiết kiệm được một nửa tiền thuê nhà. Hoặc tệ hơn, từ nay có người cơm nước, dọn dẹp hay làm "xe ôm miễn phí".
Nếu là bước đệm tiến đến hôn nhân thì thời gian dự kiến là bao lâu?
Nếu chung sống không khéo, tình yêu của bạn sẽ sớm "chết yểu". Ảnh minh họa |
2. Bạn muốn có con chưa?
Hãy nghĩ đến những đứa trẻ có thể được sinh ra trong thời gian sống thử. Thống kê cho thấy khoảng 20% phụ nữ mang thai ngay trong năm đầu chung sống, kể cả có sử dụng biện pháp phòng tránh thai.
Bạn có sẵn sàng giữ em bé để nuôi hay đi phá thai và có thể gặp rủi ro trong quá trình nạo phá thậm chí nhiều lần.
3. Chúng ta đóng góp và chi tiêu như thế nào?
Tiền là một trong ba nguyên nhân hàng đầu khiến các cặp vợ chồng đánh nhau. Cho nên để tránh điều này, khi bạn đang chung nhau tiền bạc trước kết hôn, cần phải rõ ràng về ai quản lý tiền và chủ trì chi tiêu?
Xác định xem mỗi người đóng góp như nhau 50/50 hay góp theo cách nào?
4. Sử dụng các tài sản chung như thế nào?
Thí dụ người này có được sử dụng xe máy hoặc tủ quần áo của người kia không? Hoặc có phải làm "xe ôm" hàng ngày không? Mỗi người tham gia vào công việc nội trợ như thế nào? Ai đi chợ, ai nấu cơm, ai rửa bát?
Nếu bạn không có sự phân công rõ rệt thì sau một tháng bạn không cãi nhau về chuyện đó mới là lạ.
5. Chúng ta có quyền kiểm soát nhau đến mức nào?
Sống chung không chỉ chung nhau mọi thứ vật chất mà còn chung cả bạn bè và các mối quan hệ. Chẳng hạn bạn có quyền có bạn khác giới riêng của mình không? Em có quyền biết hôm nay anh đi chơi với ai và ở đâu không?
Kinh nghiệm cho thấy sau một thời gian chung sống, mọi sự trở nên nhàm chán, các mối quan hệ bên ngoài sẽ nảy sinh và phát triển. Người kia có quyền kiểm soát đến mức nào?
6. Điều gì xảy ra nếu chúng ta chia tay?
Lẽ ra không nên nói điều này nhưng trong thực tế, 86% các cuộc "sống thử" kết thúc bằng chia tay nên đôi khi nó là cần thiết.
Chẳng hạn nếu một người ra đi, tài sản nào bạn được giữ lại? Từ xe máy đến ti-vi, nếu có. Nếu điều này được làm thành văn bản nó sẽ dễ dàng hơn để chia một cách ôn hòa.
Nếu hai bạn dọn đến sống cùng nhau như bạn ở chung phòng, thì dù trao trái tim cho người khác, bạn vẫn phải bảo quản tài sản của mình.
Phó giám đốc say tình nữ trợ lý, vợ viết bức thư khiến anh nhòe nước mắt
Khi chia sẻ với chuyên gia tâm lý Hoàng Hải Vân, Tài nói, mắt anh đã nhòe đi khi đọc bức thư ấy. Đó cũng là lần đầu tiên anh rơi nước mắt vì thấy ân hận...
Theo Dân Việt