{keywords}
Ảnh: VietNamNet

Bố mẹ tôi năm nay ngoài 70 tuổi. Ông bà sinh được 5 người con nhưng chỉ có chồng tôi là con trai. 

Nhà chồng tôi vốn có nghề làm mộc. Bố chồng nổi tiếng khéo tay nên công việc rất thuận lợi. Ông đã truyền nghề cho con trai và có ý muốn chồng tôi nối nghiệp.

Tuy nhiên, 15 năm trước, do mâu thuẫn với bố mẹ, chồng tôi đã đưa vợ con lên Hà Nội thuê nhà, lập nghiệp. Anh bỏ nghề mộc và xin đi làm công nhân.Tôi vốn là một giáo viên tiểu học nhưng sau khi theo chồng, tôi trở thành nhân viên thu ngân ở siêu thị. 

Cuộc sống của vợ chồng tôi khi đó khó khăn trăm bề. Nhưng vì sĩ diện, anh không cho tôi than thở với bất cứ ai. Anh cũng không cho tôi liên lạc với gia đình chồng. 

Năm 2012, vợ chồng tôi tích cóp mua được mảnh đất ở ngoại thành. Cách đây 3 năm, chúng tôi lại vay mượn được tiền xây căn nhà 3 tầng khang trang. 

Cứ tưởng thế là đã an cư, từ nay hai vợ chồng chỉ việc chuyên tâm làm ăn, không ngờ cuối năm ngoái mẹ chồng tôi phát hiện ung thư phổi. 

Các em gái điện thoại thông báo, vợ chồng tôi đã về gặp bố mẹ. Đích thân chồng tôi còn đưa mẹ đi viện và chăm mẹ trong viện cả tháng trời. 

Anh cũng xuống nước xin lỗi bố và xin bố tha lỗi cho chuyện năm xưa. Vậy là cả nhà tôi đã đoàn tụ, cùng nhau động viên, thuốc thang chữa bệnh cho mẹ. 

Cách đây mấy tháng, bố mẹ còn cho vợ chồng tôi 500 triệu để trả hết nợ xây nhà. Ông bà chưa một lần bảo chúng tôi phải về quê sống. Tuy nhiên, kể từ khi đoàn tụ, bốn cô em chồng liên tục giục chúng tôi bán nhà ở Hà Nội để về quê.

Các em nói, mẹ bệnh nặng, bố cũng đã già nên chúng tôi phải có trách nhiệm chăm lo cho bố mẹ và tiếp tục công việc gia truyền. Sau này, chồng tôi còn là người lo hương hỏa nữa ...

Chồng tôi bảo tôi suy nghĩ và cho anh ý kiến để anh quyết định. 

Tôi đã nghĩ rất nhiều. Thật lòng, tôi không có ác cảm với nhà chồng. Tôi cũng không muốn ngăn cản chồng làm tròn trách nhiệm với bậc sinh thành và tổ tiên. 

Nhưng tôi đã quen với cuộc sống ở Hà Nội. Các con tôi đang học cấp 2 và cấp 3. Nếu thay đổi môi trường học lúc này, tôi sợ chúng sẽ hụt hẫng. Từ đó ảnh hưởng đến việc học hành. 

Tôi cũng nghĩ đến quãng thời gian hơn chục năm trước, hai vợ chồng tôi khó khăn, có lúc không đủ tiền mua cho con hộp sữa, tôi lén chồng điện về cho mẹ nhưng mẹ tôi chỉ nói một câu duy nhất: "Các con lớn rồi, đi khỏi nhà được thì phải tự lo cho mình được". Sau đó, bà cũng giống ông, không hỏi han đến gia đình tôi bất cứ câu nào. 

Bây giờ, tôi thật sự khó nghĩ. Chồng tôi hỏi ý kiến tôi, có thể anh cũng muốn thử lòng tôi. Tôi phải làm thế nào thì hợp tình hợp lý. Mong mọi người cho tôi lời khuyên. 

Độc giả giấu tên

Cuộc điện thoại của chị dâu khiến tôi tức nghẹn

Cuộc điện thoại của chị dâu khiến tôi tức nghẹn

"Mỗi ngày đều ăn đủ 3 bữa, bà vẫn nói với hàng xóm rằng anh chị không cho bà ăn cơm, để bà đói khát", chị dâu nói, giọng đầy bức xúc.