- Theo Lame Ole Nydahl, người ta sợ hãi cái chết vì chưa hiểu về nó nhưng ông tin rằng chết không chỉ là ngưỡng cửa bước vào một đời sống khác mà còn là cơ hội để phát triển các phẩm chất của mình.

Việt Nam là một trong những quốc gia mà Lame Ole Nydahl dừng chân để ông nói về một trong những điều con người sợ hãi nhất: cái chết. Mới đây, tại đường sách TP HCM, Ole đã gặp và chuyện trò cùng rất nhiều độc giả, cả người Việt lẫn du khách ngoại quốc có mặt tại đây về nghệ thuật chết.

{keywords}

Bìa sách Chết không sợ hãi của Lame Ole Nydahl

Con người thường sợ những gì chúng ta không hiểu. Ole tin rằng điều này cũng tương tự với cái chết. Khi cái chết đến gần, hầu hết con người đều cảm thấy sợ hãi. Song một số nghiên cứu gần đây về những trải nghiệm cận tử đã chỉ ra nhiều bằng chứng hơn về sự sống tiếp tục sau cái chết. Trong Phật giáo, cái chết luôn được xem như là ngưỡng cửa bước vào một đời sống khác.

Ole đã mô tả nhiều trải nghiệm tinh tế trong tiến trình hấp hối và giải thích về những trạng thái giữa cái chết và tái sinh. Ông chỉ ra cách để mọi người có thể trải qua tiến trình này một cách tốt đẹp hơn và đạt tới một cấp độ tỉnh thức cao hơn sau khi chết và trong các đời sống tương lai thông qua thiền định. Theo Ole, nếu nhận thức đúng đắn sẽ loại bỏ hiệu quả nỗi sợ hãi, đồng thời gieo những hạt giống hạnh phúc vĩnh cửu trong tương lai.

Ông bày tỏ mong muốn mọi người hiểu biết những tiến trình kì bí này một cách kỹ lưỡng để không chỉ mang lại nhận thức rõ ràng về điểm kết thúc của sự sống mà còn làm phong phú thêm cách nhìn nhận của con người về đời sống hiện tại.

{keywords}

Trong buổi toạ đàm ra mắt sách Chết không sợ hãi, Ole cùng các độc giả, quan khách trao đổi nồng nhiệt về các vấn đề xoay quanh cái chết từ góc độ khoa học, tôn giáo và tâm linh. Rất nhiều người yêu sách đã dừng chân lắng nghe Ole thuyết giảng dù không đủ ghế ngồi.

Ole say sưa trình bày những vấn đề như: cái chết đến với con người như thế nào, tâm thức sẽ tiếp tục ra sao khi chết đi, làm sao để đối diện với cái chết mà không sợ hãi, cách giúp đỡ những người đang hấp hối, xem cái chết như là một cơ hội để phát triển các phẩm chất của mình… 

Ole Nydahl sinh tại vùng phụ cận Copenhagen, từng phục vụ trong quân đội Đan Mạch trước khi chuyển sang nghiên cứu triết học. Năm 1968, Ole và vợ là Hannah Nydahl đã gặp gỡ những bậc thầy của dòng Kim cương Thừa khi đang ở Nepal trước khi trở thành những đệ tử phương Tây đầu tiên của người đứng đầu dòng truyền thừa Karma Kagyu – H.H. đời thứ 16 Gyalwa Karmapa.

{keywords}

Tác giả Lame Ole Nydahl

Trong khoảng gần 4 năm tu tập chuyên sâu ở Đông Himalaya, họ tiếp nhận những chỉ dẫn chân truyền quan trọng và sâu sắc nhất như: tu tập nền tảng, Đại thủ ấn, phát tâm bồ đề, truyền thừa “Vòng quay thời gian”, sáu Yogas của Naropa, phương pháp chuyển thần thức vào lúc lâm chung… cùng những bộ ‘kho báu truyền thừa’, những bộ lễ thụ pháp từ những thiền sư ở đây.

Theo yêu cầu của Đức Karmapa đời thứ 16, vợ chồng Ole trở lại châu Âu thực hiện nhiệm vụ giảng dạy và thành lập các trung tâm Phật giáo ở phương Tây. Vài năm sau đó, ông lãnh trách nhiệm chính trị của dòng tu Kagyu nên được gọi là “ChokyiMagpon” (hay “Tướng quân Phật pháp”). Sau khi thầy của mình là Đức Karmapa đời thứ 16 viên tịch vào năm 1981, Ole Nydahl vẫn tiếp tục trách nhiệm giảng dạy, truyền cảm hứng cho hàng nghìn thiền sinh phương Tây. 

Gia Bảo