- Đêm 30/6, rạng 1/7. Từng chuyến xe mang hành khách từ các tỉnh miền Trung vừa dừng lại. Cửa mở. Trong dòng khách xuống xe, một thiếu nữ vẻ mặt ngơ ngác, đôi mắt sững sờ. Cố giữ chiếc ba lô thật chặt trên vai, cô rụt rè bước xuống.

NGƯỜI NGHÈO VÀ CÁNH CỬA ĐẠI HỌC

Một dáng người mềm mại trong số đông các sinh viên áo xanh đang đứng thành hàng ngang dưới sân tiến đến.

- Em là thí sinh vào dự thi đại học?

Một chút thẹn thùng, bạn gái gật đầu.

- Em có thân nhân nào đón không?

- Dạ không chị ạ. Em một mình vào đây để dự thi. Lần đầu tiên đặt chân đến Sài Gòn em “ngộp” quá!

Bạn sinh viên đưa cô gái đến khoang hành lý xách hộ bạn một chiếc thùng giấy nặng trĩu. Cả hai tiến vào bên trong sảnh chờ của bến xe.

 

{keywords}

-Em vào dự thi phải không?

- Dạ đúng chị à!

3g sáng. Bến xe rộn rịp đông vui như ngày hội. Hàng trăm sinh viên của các trường đại học trong thành phố tụ hội cùng nhau giúp các học sinh các tỉnh xa về thành phố tham dự kỳ thi đại học – cao đẳng sắp diễn ra trong vài ngày tới.

Nhiều chuyến xe vào. Bến xe rộn rịp hẳn lên. Màu áo xanh sinh viên tiếp sức tràn ngập cả bến xe. Nhiều tấm bản đồ thành phố, bản đồ lộ trình xe buýt cũng được trao tận tay những sĩ tử mới chân ướt chân ráo đến Sài Gòn.  

Ngồi thu mình trong một góc của khu vực dành cho thí sinh chờ giới thiệu phòng trọ, Nguyễn Đức Thắng, đến từ Daklak, dự thi vào Trường ĐH Nông lâm TP.HCM bày tỏ sự xúc động thật sự trước sự chăm sóc quá ân cần của các anh các chị sinh viên đi trước.

{keywords}

Bá Nữ Huyền Thoại, thí sinh dân tộc Chăm

Ngồi chung với các bạn cùng quê, vẻ ngơ ngác sợ sệt của Bá Nữ Huyền Thoại đã làm mọi người chú ý. Huyền Thoại có nước da ngăm đen, đôi mắt nhìn khắp nơi chỗ nào cũng lạ lẫm. Có lẽ Thoại chưa hình dung ra được những ngày ở Sài Gòn của mình sẽ ra sao.

Thoại cũng thi vào Trường ĐH Nông lâm TP.HCM. Em nói, dân tộc Chăm chăn nuôi và trồng trọt là chủ yếu. Nếu thi đỗ vào trường này, em hi vọng sẽ có thêm kiến thức để giúp mọi người có thêm hiểu biết, cải thiện canh tác để cuộc sống khá hơn.

 

{keywords}

Người nhà, thí sinh và sinh viên tình nguyện

Trời đã sáng hẳn. Những chuyến xe dồn dập đổ về. Các sinh viên tình nguyện tiếp tục lao vào đón tiếp những gương mặt thôn quê..

  • Trần Chánh Nghĩa

Sát ngày thi đại học  đợt 1 hàng ngàn sĩ tử, phụ huynh lại đổ dồn về TP.HCM để dự thi. Khắp các bến xe miền Đông, miền Tây, ga Sài Gòn đội sinh viên tình nguyện làm việc hết công suất hỗ trợ các sĩ tử.

Theo ghi nhận, những ngày sát kì thi đại học đợt 1 dù lượng thí sinh đổ về đông nhưng công tác đón tiếp, hướng dẫn, giúp đỡ của các đội sinh viên tình nguyện tại các bến xe được thực hiện rất chu đáo. Tại bến xe Miền Đông, mỗi lần xe trả khách luôn có hai cảnh sát giữ ổn định trật tự, tránh tình trạng kẻ xấu trà trộn, móc túi; thí sinh xuống xe đã được đội sinh viên tình nguyện phối hợp với đội xe ôm đảm bảo đúng giá, chở thí sinh về phòng trọ.

{keywords}

KTX ĐHQG TP.HCM sẽ tiếp nhận thí sinh và thân nhân với hơn 4.000 chỗ có trang thiết bị và cơ sở vật chất tốt; an ninh trật tự ổn định, các tuyến xe buýt từ nội thành đến ký túc xá…

 

Ông Quách Hải Đạt, Giám đốc Trung tâm Hỗ trợ sinh viên TPHCM cho biết, hiện nay nguồn nhà trọ miễn phí, giá rẻ (từ 10.000 đồng - 50.000 đồng/người/ngày) phục vụ cho thí sinh và phụ huynh trong cả 3 đợt thi đã huy động hơn 40.000 chỗ. Bên cạnh đó, nếu tính cả hệ thống ký túc xá (KTX) tại các trường ĐH-CĐ tổ chức thi (khoảng từ 60.000 - 70.000 chỗ) thì nguồn nhà trọ rất dồi dào..

Cùng "tiếp sức mùa thi" cho các sĩ tử, 90 ngôi chùa và hàng chục gia đình phật tử, nhà dân tại TPHCM cũng tham gia với sự hỗ trợ 7.500 chỗ ở miễn phí tại các ngôi chùa gần điểm thi và 150.000 suất cơm chay cho thí sinh và phụ huynh có hoàn cảnh khó khăn, phát miễn phí 26.000 suất cơm chay tại các điểm thi và tình nguyện viên.

 Lê Huyền