Các nhà khoa học đã đặt tên cho tiểu hành tinh này là 2002 PZ39. Nó đang bay qua không gian với tốc độ đáng kinh ngạc là 57.132 km/h. Tại thời điểm gần Trái đất, tiểu hành tinh này sẽ cách chúng ta khoảng 5,76 triệu km.

{keywords}

2002 PZ39 đang bay qua không gian với tốc độ đáng kinh ngạc là 57.132 km/h.

Theo NASA, bất kỳ vật thể nào tới gần Trái Đất trong khoảng 7,5 triệu km đều được coi là thiên thạch có khả năng gây nguy hiểm.

Mặc dù khả năng xảy ra va chạm là khá thấp, nhưng các chuyên gia cho rằng vụ va chạm của tiểu hành tinh 2002 PZ39 với Trái Đất sẽ có sức mạnh tương đương với quả bom nguyên tử và khiến hàng triệu người tử vong trong vài giây. Chẳng mấy chốc, hỏa hoạn, động đất, sóng thần sẽ xảy ra và có thể gây thiệt hại trên diện rộng cho hành tinh.

Tiểu hành tinh 2002 PZ39 lớn hơn nhiều so với tiểu hành tinh Bennu, thiên thạch có thể là mối đe dọa đối với sự sống trên Trái đất trong tương lai. Phân tích ban đầu cho thấy tiểu hành tinh Bennu nhỏ hơn 512 m so với 2002 PZ39.

“Chúng tôi tin rằng bất cứ thứ gì lớn hơn 1 km đều có tác động trên phạm vi toàn thế giới”, NASA cảnh báo.

Trường Giang (Theo IB Times)

Thiên hà khổng lồ đột ngột “biến mất”

Thiên hà khổng lồ đột ngột “biến mất”

Các nhà khoa học vô cùng bối rối khi một thiên hà khổng lồ đột ngột tối đen, không còn phản chiếu chút ánh sáng nào, cứ như nó đã “biến mất”.