- Theo một cuộc khảo sát toàn cầu trên 35 quốc gia, giáo viên tại Singapore có thời gian làm việc dài thứ hai sau New Zealand. Tuy nhiên, họ lại được trả gần gấp đôi so với mức lương giáo viên tự cho là công bằng với họ.
Trên thực tế, Singapore là một trong ba quốc gia duy nhất - cùng với Ý và Phần Lan – có mức lương giáo viên nhận được cao hơn đáng kể so với những gì giáo viên tự cho là công bằng với họ.
Theo Chỉ số trạng thái giáo viên toàn cầu của Quỹ Varkey 2018 công bố vào ngày 8/11, mức lương khởi điểm thực tế cho giáo viên trung học tại đây là US$50.249. Trong khi theo ước tính, lương khởi điểm của họ khoảng US$28.021. Điều này đã dẫn đến một khoảng cách lớn giữa mức lương ước tính và tiền lương thực tế của giáo viên qua khảo sát thăm dò ý kiến.
Ngoài ra, các giáo viên tại Singapore cho biết, mức lương mà họ coi là hợp lý đối với giáo viên trung học bắt đầu từ US$36.633, thấp hơn nhiều so với mức lương thực tế mà họ nhận được.
Cuộc khảo sát của Quỹ Varkey cũng phát hiện ra rằng, giáo viên Singapore phải làm việc nhiều giờ mỗi tuần (52 giờ) so với bất kỳ quốc gia nào khác ngoài New Zealand (52,1 giờ).
So sánh lương giáo viên thực tế 2013-2018 (Nguồn: Chỉ số trạng thái giáo viên toàn cầu Foundation Varkey 2018)
Cuộc khảo sát lần này đã thăm dò 1.000 công chúng và lên đến 200 giáo viên ở 35 quốc gia trên thế giới. Cuộc khảo sát nhằm mục đích đo lường các chỉ số quan trọng như tình trạng giáo viên bao gồm cả xem xét địa vị xã hội của nhà giáo lẫn mức lương họ nhận được.
Kể từ nghiên cứu năm 2013 cho thấy sự suy giảm giáo viên trên toàn thế giới, ông Sunny Varkey - người sáng lập Quỹ Varkey - đã thành lập Giải thưởng Giáo viên Toàn cầu vào năm 2014 với mục đích tôn vinh những giáo viên có đóng góp xuất sắc trong nghề giáo.
Theo khảo sát, người Singapore đánh giá mức độ chất lượng giáo dục có họ khoảng 7,12/10 - cao thứ ba trong số tất cả các nước được khảo sát, sau Phần Lan (8) và Thụy Sĩ (7,2).
Chỉ số trạng thái giáo viên toàn cầu Foundation Varkey 2018
Chỉ số trạng thái giáo viên toàn cầu năm 2018 cũng chỉ ra, 31% phụ huynh Singapore “có thể hoặc chắc chắn khuyến khích con em mình trở thành giáo viên”, một tỷ lệ nhỏ hơn năm 2013 có 35% phụ huynh nói như vậy.
"Điều này làm cho Singapore trở thành một trong 8 quốc gia (bao gồm Anh, Nhật Bản, New Zealand, Ai Cập, Thổ Nhĩ Kỳ, Hy Lạp và Hàn Quốc) có ít người nói rằng họ sẽ khuyến khích con em trở thành giáo viên vào năm 2018 so với năm 2013", theo Quỹ Varkey.
Cuộc khảo sát cho thấy chỉ 31% phụ huynh Singapore sẽ “có thể hoặc chắc chắn khuyến khích con em mình trở thành giáo viên. Nguồn: Chỉ số trạng thái giáo viên toàn cầu Foundation Varkey 2018
Đồng thời, cuộc khảo sát cũng cho thấy gần 2/3 (63%) người Singapore nói rằng học sinh ở đây tôn trọng giáo viên của họ - cao thứ 6 trong tất cả các quốc gia được khảo sát và tăng đáng kể so với khảo sát năm 2013, khi chỉ 47% những người trả lời cũng nói như vậy.
Ông Sunny Varkey, người sáng lập Quỹ Varkey cho biết: “Chỉ số này cuối cùng đã cung cấp bằng chứng cho một điều mà chúng ta luôn biết đến: liên kết giữa tình trạng giáo viên trong xã hội và hiệu quả học tập của học sinh tại trường.
Ông nói thêm: "Bây giờ chúng ta có thể không nghi ngờ rằng tôn trọng giáo viên không chỉ là nhiệm vụ đạo đức quan trọng mà nó còn là điều cần thiết ảnh hưởng đến kết quả giáo dục của mỗi quốc gia."
Thúy Nga (Theo Todayonline)
Singapore đổi cách đánh giá học sinh, "nói không" với xếp hạng
Singapore từ lâu đã được biết đến là một quốc gia có hệ thống giáo dục phát triển, luôn ủng hộ việc học tập và những giờ học kéo dài nhằm thúc đẩy học sinh có những thành tích cao trong kiểm tra, thi cử.
Xếp hạng đại học: Singapore dẫn đầu, TQ nổi lên, VN vắng tên
ĐH Quốc gia Singapore là trường đại học hàng đầu châu Á năm thứ 3 liên tiếp – theo bảng xếp hạng thường niên của Times Higher Education (THE).
Một người Singapore có năng suất lao động hơn 20 người Việt Nam
Trong bối cảnh cách mạng công nghiệp 4.0 đang đòi hỏi người lao động phải có những kỹ năng mới, lợi thế cạnh tranh của nguồn nhân lực trẻ, dồi dào, giá rẻ của Việt Nam sẽ không còn.
Giáo dục VN học kinh nghiệm công an, quân đội hay Nhật, Phần Lan, Singapore?
Nhìn ra bên ngoài, câu chuyện thành công của những nền giáo dục hàng đầu thế giới như Nhật Bản, Phần Lan, Singapore cũng gợi ra tham khảo hữu ích.
Kỷ luật học đường nhìn từ Hoa Kỳ, Singapore và Anh
Anh Giang Nguyễn có bài viết chia sẻ hiện thực kỷ luật học đường ở một số nền giáo dục tiên tiến.