Trong lễ khai giảng đơn sơ diễn ra tại điểm trường Tắk Pổ, điểm lẻ của Trường phổ thông Dân tộc bán trú tiểu học Trà Tập, những đứa trẻ mặt vẫn còn lấm lem đang chăm chú ngồi nghe cô giáo đọc thư chúc mừng năm học mới.

"Bục sân khấu" - nơi diễn ra các nghi thức cũng chỉ có một chiếc bàn nhỏ được phủ lên bởi tấm vải cũ, bên trên là tấm ảnh Bác Hồ. Lễ khai giảng tại Tắk Pổ không hoa, cũng chẳng có phụ huynh háo hức đến dự nhưng vẫn khiến người xem "nao lòng" vì sự ấm cúng, đơn sơ.

{keywords}

Những đứa trẻ mặt vẫn còn lấm lem đang chăm chú ngồi nghe cô giáo đọc thư chúc mừng năm học mới

Cô Trà Thị Thu, giáo viên cắm bản của trường trải lòng với những chia sẻ đầy cảm xúc: "Tuy không có cờ hoa rực rỡ, bố mẹ đưa đón nhưng tại điểm trường trên đỉnh núi đầy mây gió, cô và trò cũng cố tạo nên không khí khai giảng, tuy đơn sơ nhưng ấm áp này. Hy vọng năm học mới nhiều cái mới, niềm vui mới hạnh phúc mới".

{keywords}

Không rực rỡ cờ hoa, áo quần xúng xính, lễ khai giảng của 34 học trò tại điểm trường vùng cao xa nhất của tỉnh Quảng Nam vẫn diễn ra ấm áp và đầy cảm xúc.

{keywords}

Hình ảnh cô trò chào mừng năm học mới

{keywords}

Điểm trường trên đỉnh núi đầy mây gió, cô và trò vẫn cố tạo nên không khí khai giảng, tuy đơn sơ nhưng ấm áp

{keywords}

Lễ khai giảng chỉ có chưa đầy 40 người

{keywords}

Không có sự tham gia của người khách mời, lễ khai giang diễn ra giản dị nhưng đầy ấm áp

{keywords}

Hình ảnh cô và trò trong ngày khai giảng năm học mới

{keywords}

Cô và trò cùng nắm tay chụp hình sau buổi lễ

{keywords}
Ngôi trường nhỏ bé giữa ngọn đồi xanh
{keywords}
Những hình ảnh học sinh chạy nhảy trước ngày khai giảng
{keywords}
Học trò mang em tới lớp
{keywords}
Nụ cười hồn nhiên trước ngày khai giảng

Trà Thị Thu, sinh năm 1994, tại huyện Thăng Bình, tỉnh Quảng Nam. Thu đã công tác tại Trường Phổ thông dân tộc bán trú Tiểu học Trà Tập được 5 năm. Trước khi đến với điểm trường Tắk Pổ, cô giáo trẻ từng giảng dạy ở nhiều điểm trường khác tương tự.

Hỏi rằng đây có phải là điểm trường đặc biệt nhất Thu từng đảm nhận không? Thu trầm ngâm suy nghĩ và đáp: “Điểm trường nào cũng có điều đặc biệt. Nhưng đều có điểm chung là sự khó khăn thiếu thốn của các em học sinh nơi đây”.

Điểm trường Tắk Pổ cách trung tâm huyện Nam Trà My chẳng xa, nhưng xe cộ không thể lên tới nơi. Hai cô giáo trẻ phải lặn lội ôm theo đồ dùng sinh hoạt đến điểm trường, vượt qua khoảng 2 giờ đồng hồ leo đồi núi, sỏi đá và bụi cây, trảng cỏ chẳng thể cản bước chân của những cô giáo đến với học trò.

Để chuẩn bị cho lễ khai giảng đơn sơ mà ấm áp, hai cô giáo trẻ đã chuẩn bị từ hôm qua. Cô giáo Thu cho biết, những đứa trẻ nghèo ngây thơ cảm thấy vô cùng vui vẻ, hạnh phúc trong ngày khai giảng. Cả 34 đứa trẻ đều là người dân tộc thiểu số, ở gần điểm trường. Nơi đây giao thông đi lại khó khăn, điểm trường chỉ nhận các em mầm non, lớp 1 và lớp 2. Còn các lớp 3, 4, 5 phải xuống trường học dưới xã.

Hai cô giáo trẻ giàu tấm lòng, cứ mỗi chiều chủ nhật lại mang theo đồ đạc, vật dụng lên điểm trường, chiều thứ 6 lại về xã. “Đôi lúc mệt quá, chúng tôi ở lại trên này luôn”, cô Thu cho hay.

Bỗng nhiên nổi tiếng sau khi đăng tải những bức ảnh ngày khai giảng lên Facebook, có nhiều người dùng mạng liên hệ, kết nối, nhưng cô Trà Thị Thu không cảm thấy phiền. “Tôi chỉ mong có nhiều người biết đến hoàn cảnh của các em học sinh, và giúp đỡ thêm cho các em”.

Khánh Hòa - Trường Giang

Ảnh: FBNV

Cô bé 10 tuổi cõng em băng 3km đường suối đến trường

Cô bé 10 tuổi cõng em băng 3km đường suối đến trường

Để đến trường, Lan phải vượt qua một cây rưỡi đường đồi núi, sỏi đá lởm chởm và băng qua hai con suối. Trên lưng em là cậu em trai 2 tuổi...

Khai giảng đơn sơ miền biên viễn

Khai giảng đơn sơ miền biên viễn

 Không có bóng bay, không cờ hoa hay đơn giản là những chiếc ghế nhựa để ngồi trong ngày tựu trường... là những hình ảnh tại lễ khai giảng sáng nay ở Cao Bằng.