{keywords}

Câu 1: Từ “Tổ quốc” có từ bao giờ?

A. Thế kỷ 10

B. Thế kỷ 15

C. Thế kỷ 20

Đáp án: Theo nhà nghiên cứu Trần Trọng Dương, niên đại 1909 là thời điểm sớm nhất hiện biết xuất hiện chữ “tổ quốc” (祖國) ở Việt Nam; trong cuốn sách “Việt Nam quốc sử khảo” của Phan Bội Châu. “Tổ quốc” được hiểu là “nước của tổ tiên mình” tương ứng với từ “patrie” của tiếng Pháp. Cấu trúc tư tưởng về “tổ quốc” bao gồm hàng loạt khái niệm rất mới mẻ như “nhân chủng”, “nhân khẩu”, “địa lý” (đất đai nước ta), “nhà nước”, “nước nhà”, “quốc quyền” (chủ quyền nước ta), “dân quyền”, “độc lập”. Phan Bội Châu là nhà Nho không biết tiếng Pháp, nhưng lại hiểu về tư tưởng phương Tây thông qua luồng sách tân thư từ Nhật Bản và Trung Quốc. Ở Việt Nam vào đầu thế kỷ 20, xuất hiện nhiều từ gốc từ Hán do người Nhật dịch và kiến tạo, như: Tổ quốc, quốc gia, kinh tế, chính trị, luật pháp...

 

Câu 2: Quốc hiệu Việt Nam có từ khi nào?

A. Thế kỷ 19

Đáp án: Quốc hiệu Việt Nam (越南) chính thức xuất hiện vào thời nhà Nguyễn. Vua Gia Long đã đề nghị nhà Thanh công nhận quốc hiệu Nam Việt, với lý lẽ rằng "Nam" có ý nghĩa "An Nam" còn "Việt" có ý nghĩa "Việt Thường". Tuy nhiên, tên Nam Việt trùng với quốc hiệu của quốc gia cổ Nam Việt thời nhà Triệu. Nhà Thanh yêu cầu nhà Nguyễn đổi ngược lại thành Việt Nam để tránh nhầm lẫn, và chính thức tuyên phong tên này năm 1804. Tuy nhiên, tên gọi Việt Nam có thể đã xuất hiện sớm hơn; từ cuối thế kỷ 14 hay các sách của Nguyễn Trãi, Nguyễn Bỉnh Khiêm thế kỷ 15 và trên một số tấm bia khắc từ thế kỷ 16-17. Về ý nghĩa, phần lớn các giả thuyết đều cho rằng từ "Việt Nam" kiến tạo bởi hai yếu tố: chủng tộc và địa lý (người Việt ở phương Nam). Quốc hiệu Việt Nam được dùng trong 35 năm, từ 1804-1839. Sau thời Gia Long, Minh Mạng thay bằng quốc hiệu Đại Nam (hay Đại Việt Nam) và dùng trong 106 năm, cho đến năm 1945.

B. Đầu thế kỷ 20

C. Từ năm 1945

 

Câu 3: Quốc hiệu của nước ta hiện nay là gì?

A. Việt Nam Dân Chủ Cộng hoà

B. Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam

Đáp án: Việt Nam Dân chủ Cộng hòa là tên gọi của cả nước Việt Nam 1945-1954 và miền Bắc Việt Nam từ 1954-1976. Nhà nước này được thành lập vào ngày 2/9/1945. Năm 1946, Việt Nam Dân chủ Cộng hòa tổ chức Tổng tuyển cử trên phạm vi cả nước để chính thức thành lập Quốc hội và Chính phủ khóa I. Từ năm 1945-1976 còn có những danh xưng và chính thể như: Quốc gia Việt Nam (danh xưng của 1 phần vùng lãnh thổ Việt Nam thuộc quyền kiểm soát của quân Pháp); Việt Nam Cộng hòa (chính thể được Hoa Kỳ hỗ trợ thành lập tại miền Nam Việt Nam, kế thừa Quốc gia Việt Nam); Cộng hòa Miền Nam Việt Nam (chính thể cũng ở miền Nam Việt Nam, tồn tại từ năm 1969-1976, tên đầy đủ là "Chính phủ Cách mạng lâm thời Cộng hòa Miền Nam Việt Nam"). Sau khi cuộc Tổng tuyển cử 1976 do Việt Nam Dân chủ Cộng hòa và Cộng hòa Miền Nam Việt Nam tổ chức để thống nhất đất nước về mặt chính trị, ngày 2/7/1976, Quốc hội khoá 6 quyết định thống nhất với tên gọi Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Việt Nam. Quốc hiệu này được sử dụng từ đó đến nay.

C. Việt Nam Cộng hoà

 

Câu 4: Tuyên ngôn Độc lập gồm mấy phần?

A. 2

B. 3

Đáp án: Bản tuyên ngôn gồm 3 phần: Phần 1: Cơ sở pháp lý của bản tuyên ngôn; Phần 2: Cơ sở thực tiễn của bản tuyên ngôn: Phần 3: Lời tuyên bố độc lập. Bản Tuyên ngôn độc lập của nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa đóng một vai trò quan trọng trong lịch sử hiện đại Việt Nam. Đây là biểu tượng cho việc chấm dứt sự cai trị của các thế lực ngoại quốc ở Việt Nam.

C. 4

 

 

Câu 5: Quốc ca Việt Nam được sáng tác khi nào?

A. 1943

B. 1944

Đáp án: Đáp án: "Tiến quân ca" là một bài hát do nhạc sĩ Văn Cao sáng tác vào năm 1944 và được sử dụng làm quốc ca của nước Cộng hòa XHCN Việt Nam kể từ năm 1976. Trước đó, "Tiến quân ca" là quốc ca của nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa từ năm 1945 đến năm 1976. Ngay từ khi ra đời, bài hát được coi là bài hát chính thức của Mặt trận Việt Minh. Khi được chọn chính thức làm quốc ca, phần lời của bài hát đã được sửa đổi khác đôi chỗ so với bản gốc "Tiến quân ca". Bản Quốc ca hiện tại có 2 lời. Thông thường, khi cử Quốc ca trong các buổi lễ, chỉ có lời 1 của bài được sử dụng.

C. 1945

 Song Nguyên

Nữ sinh 9 tuổi không chịu hát quốc ca khiến nước Úc phẫn nộ

Nữ sinh 9 tuổi không chịu hát quốc ca khiến nước Úc phẫn nộ

Một cô bé 9 tuổi ở Úc đã làm dấy lên những tranh cãi sôi nổi và chỉ trích nặng nề trên khắp đất nước này sau khi từ chối đứng lên hát quốc ca.