Dù chỉ mới học hết lớp 8, anh Lê Hữu Minh đã sáng chế ra nhiều loại máy móc, giúp người dân bớt vất vả và tăng năng suất lao động.

Sinh ra, lớn lên tại vùng quê nghèo ở phường Hương Văn, thị xã Hương Trà anh Lê Hữu Minh quá thấu hiểu sự vất vả của người dân nông thôn. Anh mong muốn làm gì đó cho để giúp nâng cao năng suất và giải phóng sức lao động cho người nông dân.

{keywords}
Nhà sáng chế Lê Hữu Minh với chiếc máy ép dầu phụng - dầu mè bằng thủy lực.

Năm 1995, khi vừa học xong lớp 8, do điều kiện gia đình, anh quyết định tạm gác giấc mơ đến trường để phụ cha tại xưởng cơ khí của gia đình. Cha anh - ông Lê Hữu Lành là một thợ cơ khí lành nghề, học mới ngang lớp 5 nhưng có nhiều sáng chế như máy bóc vỏ lạc, vỏ mè (vừng) và được vinh danh điển hình sáng tạo Việt Nam. Sau khi cha mất vào năm 2009, anh Minh tiếp quản xưởng cơ khí của ông. Với bản tính là người sáng dạ, kiên trì, chịu khó nên xưởng cơ khí ngày càng phát triển.

Trước nhu cầu của người dân cần máy ép dầu lạc và dầu mè thay cho cách ép thủ công truyền thống vừa mất nhiều thời gian mà lượng dầu thu được lại hạn chế, năm 2015, anh đã sáng chế thành công chiếc máy ép dầu lạc-mè bằng thủy lực. Anh Minh cho biết, máy ép dầu thủy lực dựa trên nguyên lý hoạt động của máy xúc đất. Máy hoạt động với công suất ép 1,5 tấn lạc/ngày với giá thành rẻ, tiết kiệm nhân công.

Đến nay, anh đã cung cấp hơn 10 máy theo đơn đặt hàng của bà con ở Hà Tĩnh, Quảng Trị, Thừa Thiên Huế, Đà Nẵng với kinh phí từ 45-75 triệu đồng/máy tùy theo công suất.

Không dừng lại với chiếc máy ép dầu, năm 2016, anh tiếp tục sáng chế thành công máy xay nghệ tươi và cho xuất xưởng. Sau hơn 6 tháng nghiên cứu, tìm tòi dựa trên nguyên lý hoạt động xay sắn tươi, anh đã cho ra đời chiếc máy xay nghệ tươi hoàn chỉnh. Với một chiếc máy xay nghệ tươi có giá thành từ 5-10 triệu đồng thì người dân có thể xay từ 5 tạ đến 1 tấn nghệ/ngày.

Chia sẻ với Tạp chí Khám phá, anh Minh cho biết: "Trong thời gian tới, tôi sẽ dành nhiều thời gian để nghiên cứu sang chế máy trỉa (gieo) đậu lạc để giảm sức lao động cho nông dân".

Ngoài ra, xưởng cơ khí của anh hàng năm còn cung cấp cho thị trường trên cả nước hàng trăm chiếc máy bóc vỏ lạc, mè, máy sàng lạc, máy xay bắp, sửa chữa các loại máy móc nông nghiệp…, không chỉ đem về doanh thu cho anh hơn 1 tỷ đồng/năm mà còn tạo công ăn việc làm cho nhiều lao động địa phương với thu nhập ổn định từ 4-6 triệu đồng/tháng/người.

Với niềm đam mê sáng tạo không mệt mỏi, năm 2017, anh Minh được vinh danh là một trong 18 nhà sáng chế không chuyên tiêu biểu tỉnh Thừa Thiên Huế lần thứ I, năm 2017.

(Theo Khám phá)

Học sinh Ninh Bình sáng chế máy quét rác, máy phun thuốc sâu đa năng

Học sinh Ninh Bình sáng chế máy quét rác, máy phun thuốc sâu đa năng

Ham học hỏi và vận dụng linh hoạt kiến thức học được trong sách giáo khoa cộng với đôi tay khéo léo, nhiều học sinh tại tỉnh Ninh Bình đã làm ra các mô hình, sản phẩm khoa học hữu ích...

'Kỳ án' chiếc máy rửa ly chưa được cấp bằng sáng chế

'Kỳ án' chiếc máy rửa ly chưa được cấp bằng sáng chế

“Nhà sáng chế” chiếc máy rửa ly thì cho rằng số tiền kia là tiền cọc mua bản quyền, không mua nữa thì mất.

Thợ vườn sáng chế máy 15 chức năng, vạn nông dân hưởng lợi

Thợ vườn sáng chế máy 15 chức năng, vạn nông dân hưởng lợi

Bằng việc tự nghiên cứu, sáng chế sản phẩm máy nông nghiệp tích hợp 15 tính năng, giúp ích cho người nông dân, Tạ Ðình Huy đã vinh dự được Thành Ðoàn Hà Nội vinh danh...

Bỏ đại học đi phượt thành nhà sáng chế nức tiếng miền Tây

Bỏ đại học đi phượt thành nhà sáng chế nức tiếng miền Tây

Máy cho tôm ăn là sáng chế của Nguyễn Hải Đăng, chàng thanh niên 9x từng bỏ học đi phượt, đem về hàng trăm triệu mỗi năm.

Chuyện kỹ sư IT bỏ việc về quê làm 'vua sáng chế'

Chuyện kỹ sư IT bỏ việc về quê làm 'vua sáng chế'

Từ bỏ công việc ổn định với mức lương “khủng”, chàng kỹ sư IT Nguyễn Hải Châu đã lựa chọn cuộc sống gắn liền với người nông dân Việt và niềm đam mê sáng chế máy móc của mình.

Sáng chế máy bắt 10 kg chuột trong 1 giờ của nông dân Quảng Bình

Sáng chế máy bắt 10 kg chuột trong 1 giờ của nông dân Quảng Bình

Một bình ga mini, một sợi dây dù và ớt bột... những vật dụng này là thành phần chính để tạo ra chiếc máy bắt chuột của ông Đặng Thanh Lâm, một nông dân ở Quảng Bình.

Lão nông học hết lớp 5 sáng chế máy tời, máy cấy

Lão nông học hết lớp 5 sáng chế máy tời, máy cấy

Đúp mấy lần mới học hết lớp 5, không qua lớp đào tạo nghề nào, nhưng sự nhạy bén kỳ lạ với nghề cơ khí giúp ông Vũ Văn Dung trở thành tác giả của nhiều loại máy nông nghiệp.

Những sáng chế mang về tiền tỷ của 'kỹ sư Hai lúa'

Những sáng chế mang về tiền tỷ của 'kỹ sư Hai lúa'

Vốn học về công nghệ thông tin, không chút liên quan gì đến máy móc nhưng anh Nguyễn Hải Châu (Liên Mạc – Từ Liêm – Hà Nội) lại sáng chế và cải tiến thành công hàng trăm máy cơ khí đa năng, phục vụ đắc lực cho nông nghiệp.