Thuế bảo vệ môi trường với xăng sẽ tăng thêm 1.000 đồng/lít, lên kịch khung 4.000 đồng/lít từ đầu 2019. Như vậy, chỉ còn ít tháng nữa, thuế môi trường xăng dầu sẽ lên mốc kỷ lục mới chưa từng có trong lịch sử điều hành giá xăng dầu. Dư địa tăng thuế bảo vệ môi trường đã “đụng trần” cho phép, nhưng trong tương lai đó dường như vẫn chưa phải là giới hạn cuối cùng.
Đánh thuế xăng 8.000 đồng/lít: Quyết định mới nhất từ Bộ Tài chính
Dân nộp hàng chục ngàn tỷ thuế xăng dầu, tiêu hết vào đâu?
Thuế xăng dầu Việt Nam thấp hơn Mỹ và Lào
Giá xăng thấp hơn 120 nước, tăng kịch trần thuế
Chiều 20/9, Uỷ ban Thường vụ Quốc hội thảo luận và biểu quyết thông qua dự thảo Nghị quyết về biểu thuế bảo vệ môi trường với xăng dầu.
Theo đó, thuế môi trường với xăng tăng thêm 1.000 đồng/lít, lên kịch khung 4.000 đồng.
Các mặt hàng dầu cũng đồng loạt tăng thuế môi trường. Dầu hoả sẽ chịu thuế môi trường 1.000 đồng một lít từ đầu năm sau, tăng 700 đồng so với hiện nay. Dầu diesel tăng từ 1.500 đồng/lít lên kịch trần 2.000 đồng/lít.
Thu ngân sách từ thuế môi trường xăng dầu liên tục tăng |
Ngoài ra, thuế môi trường với dầu nhờn, mỡ nhờn, dầu madut cũng tăng lên 2.000 đồng một lít, từ mức 900 đồng hiện hành.
Chỉ vài tháng nữa, tức là từ 1/1/2019 mức thuế mới này sẽ được áp dụng, cho nên giá xăng dầu chắc chắn sẽ tăng tương ứng.
Theo tờ trình của Chính phủ, giá bán lẻ xăng dầu ở Việt Nam cơ bản hiện đang thấp hơn so với các nước có chung đường biên giới và nhiều nước khác trong khu vực ASEAN và Châu Á.
Theo bảng xếp hạng của trang web Global Petrol Prices vào ngày 2/3/2018, giá bán lẻ xăng của Việt Nam đứng vị trí 47 trong tổng số 167 quốc gia (thấp hơn 120 nước) với mức giá là 19.980 đồng/lít, thấp hơn so với 3 nước có chung đường biên giới với Việt Nam (thấp hơn Lào là 5.556 đồng/lít, Campuchia là 3.745 đồng/lít, Trung Quốc là 1.468 đồng/lít); và thấp hơn một số quốc gia khác trong khu vực ASEAN, châu Á (như thấp hơn Singapore là 17.394 đồng/lít, Philippines là 3.451 đồng/lít, Hồng Kông là 26.950 đồng/lít).
Một lý do khác là thuế nhập khẩu xăng dầu theo các hiệp định thương mại tự do đã về mức thấp, khiến ngân sách thất thu, cho nên phải tăng thuế bảo vệ môi trường xăng dầu để bù đắp.
Cụ thể, thuế nhập khẩu xăng đã về mức thấp nhất là 10% nếu nhập từ Hàn Quốc, còn dầu diesel đã về 0% khi nhập từ ASEAN.
Theo số liệu của Bộ Tài chính, số thu thuế từ hoạt động nhập khẩu xăng dầu giảm từ 53 nghìn tỷ đồng năm 2015 xuống khoảng 13,4 nghìn tỷ đồng năm 2016 (giảm khoảng 39,6 nghìn tỷ đồng so với năm 2015). Sang năm 2018, dự kiến số thu sẽ giảm xuống khoảng 10,3 nghìn tỷ đồng năm 2018 (giảm khoảng 42,7 nghìn tỷ đồng so với năm 2015).
Theo Bộ Tài chính, số thu thuế từ hoạt động nhập khẩu xăng dầu sẽ tiếp tục giảm cho đến khi thuế nhập khẩu giảm về 0%. Theo Hiệp định trong ASEAN, mức thuế đối với mặt hàng xăng về 0% vào năm 2024.
“Việc điều chỉnh mức thuế bảo vệ môi trường đối với các hàng hóa thuộc đối tượng chịu thuế đảm bảo tiếp cận dần với mức độ gây ô nhiễm môi trường của các hàng hóa; đồng thời thực hiện cam kết của Việt Nam về bảo vệ môi trường; và đảm bảo đồng bộ với quy định của pháp luật có liên quan”, theo tờ trình của Chính phủ.
Giá xăng dầu sẽ chịu áp lực tăng giá mạnh. |
Chưa dừng lại?
Theo báo cáo thẩm tra của Ủy ban Tài chính ngân sách của Quốc hội, việc Chính phủ đề nghị chuyển thời điểm hiệu lực của Nghị quyết từ 1/1/2019 sẽ không tác động làm tăng chỉ số giá tiêu dùng (CPI) năm 2018, đảm bảo dư địa cho Chính phủ điều chỉnh lạm phát năm 2019, từ đó hạn chế tối thiểu tác động tới đời sống người dân, hoạt động nền kinh tế.
Giá xăng dầu chỉ tác động 0,07-0,09% CPI năm 2019 do xăng dầu chỉ là một trong 11 nhóm mặt hàng được đưa vào rổ tính CPI và quyền số chỉ chiếm 4% mặt hàng giá.
Chưa kể, giá bán lẻ xăng Việt Nam ngày 10/9 ở mức thấp so với các nước có chung đường biên giới, trong ASEAN và châu Á, như thấp hơn Lào 5.318 đồng một lít, Campuchia 1.773 đồng một lít, Trung Quốc 1.499 đồng một lít...
Mặt khác, với phương án tăng thuế môi trường với xăng lên 4.000 đồng một lít thì tỷ lệ thuế trên giá cơ sở xăng của Việt Nam khoảng 39%, vẫn thấp hơn tỷ lệ thuế trên giá xăng các nước trong khu vực, như Campuchia 49%, Lào 56,5%, Trung Quốc 52%...
Với quyết định mới nhất này, thuế bảo vệ môi trường với xăng dầu (trừ dầu hỏa) đã “kịch trần” cho phép tại Luật Thuế bảo vệ môi trường (xăng 4.000 đồng/lít, dầu diesel 2.000 đồng/lít).
Nếu muốn tăng tiếp thì sẽ phải sửa Luật Thuế bảo vệ môi trường. Thực tế, ý tưởng này đã từng được Bộ Tài chính đưa ra lấy ý kiến năm 2017.
Tại dự thảo sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật thuế bảo vệ môi trường, Bộ Tài chính đề xuất nâng khung thuế bảo vệ môi trường với xăng lên tối đa 8.000 đồng/lít. Cụ thể, khung thuế Bộ Tài chính đề xuất là 3.000-8.000 đồng/lít, cao gấp 2-3 lần khung thuế hiện hành (1.000-4.000 đồng/lít).
Lưu ý thêm, khung thuế kể trên không có nghĩa Bộ Tài chính đề xuất tăng thuế xăng lên 8.000 đồng/lít, mà là mức khung dao động từ 3.000-8.000 đồng.
Tuy nhiên, mới đây, Bộ trưởng Tài chính Đinh Tiến Dũng vừa chỉ đạo các đơn vị báo cáo Bộ về việc xin rút dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Thuế bảo vệ môi trường ra khỏi Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh năm 2019. Có nghĩa, từ nay đến 2020, khung thuế bảo vệ môi trường với xăng vẫn là 1.000-4.000 đồng/lít.
Hà Duy
Thuế xăng dầu Việt Nam thấp hơn Mỹ và Lào
Bộ Tài chính cho rằng tỷ lệ thuế bảo vệ môi trường trên giá cơ sở của Việt Nam đang ở mức thấp so với nhiều nước như Hàn Quốc, Campuchia, Nga, Mỹ, Lào...
Thuế xăng dầu tối đa 8.000 đồng/lít: Quyết không thay đổi
Bộ Tài chính vừa chính thức công bố dự thảo Sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật thuế bảo vệ môi trường số 57/2010/QH12, trong đó khung thuế bảo vệ môi trường với xăng dầu không có bất ngờ.
Thuế xăng dầu cao nhất 8.000 đồng/lít: Diễn biến mới từ Bộ Tài chính
Nếu lộ trình thông qua suôn sẻ, có thể 6 tháng nữa thuế bảo vệ môi trường với xăng dầu sẽ có khung mới cao hơn nhiều khung thuế hiện tại.