Mở cửa phiên giao dịch 21/1,cổ phiếu CII của Công ty Đầu tư Hạ tầng kỹ thuật TP.HCM tăng trần thêm 7% lên mức 36.600 đồng/cp với dư mua lên tới 600 nghìn đơn vị. Cổ phiếu này trước đó giảm sàn 9 phiên liên tiếp từ mức 58.000 đồng/cp xuống 34.250 đồng/cp.

Nhiều cổ phiếu bất động sản tiếp tục tăng mạnh mẽ sau phiên quay đầu tăng dựng ngược hôm qua. Cổ phiếu Đầu tư Phát triển Xây Dựng (DIC) mã chứng khoán DIG tăng trần phiên thứ 2 liên tiếp thêm 5.800 đồng lên 89.100 đồng/cp.

Sacomreal (SCR) cũng tăng trần. Các cổ phiếu bất động sản khác cũng tăng khá mạnh.

Nhóm cổ phiếu “họ FLC” cũng rục rịch tăng giá sau 5-6 phiên giảm sàn như: FLC, AMD, HAI tăng nhẹ… Chỉ còn cố phiếu ROS đi ngang. FLC và ROS mở cửa sáng nay có lúc sàn và đã mất giá khoảng 50% trong 9 phiên trước đó.

Đây là phiên thứ 2 liên tiếp nhóm cổ phiếu bất động sản tăng mạnh trở lại, mang hy vọng cho nhiều nhà đầu tư khi thị trường sắp bước vào tuần giao dịch cuối cùng của năm cũ.

{keywords}
“Trùm đất Thủ Thiêm” tăng vọt sau 9 phiên sàn, “họ FLC” hồi sức

Trước đó, rất nhiều cổ phiếu bất động sản giảm sau kéo dài khi giới đầu tư trải qua 2 cú sốc: ông chủ Tập đoàn Tân Hoàng Minh Đỗ Anh Dũng xin rút, bỏ cọc lô đất vàng 2,4 tỷ/m2 ở Thủ Thiêm và chủ tịch FLC Trịnh Văn Quyết bán chui 74,8 triệu cổ phiếu FLC.

CII là một doanh nghiệp đầu tư cơ sở hạ tầng và gần đây đầu tư nhiều vào bất động sản. Doanh nghiệp này có "đất kim cương" ở khu Thủ Thiêm, nơi vừa ghi nhận giá lên tới 2,44tỷ/m2 trong phiên đấu giá Tập đoàn Tân Hoàng Minh quyết chi hơn tỷ USD cho 10 nghìn mét vuông hôm 10/12 vừa qua.

CII đã được giao khoảng hơn 90 nghìn mét xuống đất sử dụng ổn định lâu dài và hơn 6 nghìn mét vuống đất sử dụng 50 năm (để xây dựng văn phòng). Đây đều là những khu đất đẹp, dọc bờ sông, công viên, và trục đường Bắc Nam, tiếp giáp với cầu Thủ Thiêm 1.

Mặc dù nắm giữ quỹ đất vàng rất lớn và triển khai nhiều dự án nổi bật nhưng CII ghi nhận lợi nhuận khiêm tốn: chỉ hơn 520 tỷ trong 2019 và 472 tỷ trong 2020 và giảm sút trong quý III/2021 do tác động của dịch Covid -19 khiến nhiều hoạt động bị tạm dừng.

Đợt giảm sâu kéo dài 5-9 phiên sau 2 cú sốc nói trên đã khiến nhiều lãnh đạo doanh nghiệp đăng ký mua vào cổ phiếu bất động sản. Phó Chủ tịch DIC Corp. ông Nguyễn Hùng Cường đăng ký mua 5 triệu cổ phiếu công ty từ 21/1 đến 18/1 sau khi cổ phiếu DIG giảm 6 phiên liên tiếp, tương đương bốc hơi 35% từ mức đỉnh đỉnh 120.000 đồng/cp về 77.900 đồng/cp kết phiên 19/1. Nếu giao dịch thành công, ông Cường sẽ nâng số lượng nắm giữ từ 51,2 triệu lên 56,2 triệu đơn vị, tương đương 11,25% vốn.

Ông Châu Quang Phúc, Giám đốc Tài chính Nam Long, muốn mua thêm 300.000 đơn vị NLG sau khi NLG giảm từ vùng đỉnh 65.000 đồng/cp phiên 7/1 hạ về mức 49.000 đồng/cp kết phiên ngày 18/1.

Trong khi đó, Tổng Giám đốc Hodeco (HDC) đăng ký mua vào 100.000 cổ phần HDC để tăng tỷ lệ nắm giữ lên 4,16%. Cổ phiếu này giảm 25% trong đợt nhóm cổ phiếu bất động sản giảm vừa qua.

Thị trường chứng khoán Việt Nam có dấu hiệu hồi phục khá nhanh sau một đợt giảm sâu với với chỉ số VN-Index mất khoảng 90 điểm, từ đỉnh 1.528 ngày 7/1 xuống tới sáng 1.440 điểm.

Một số dự báo cho rằng, thị trường chứng khoán có triển vọng tích cực trong năm mới 2022. Nhiều cổ phiếu của doanh nghiệp lớn vẫn bứt phá theo đà tăng trưởng lợi  nhuận cũng như mở rộng của mô. Dòng vốn ngoại vẫn đổ vào nhiều cổ phiếu trụ cột.

M. Hà

VN-Index mất hơn 43 điểm: Đồng loạt lao dốc, đỏ sàn tháo chạy

VN-Index mất hơn 43 điểm: Đồng loạt lao dốc, đỏ sàn tháo chạy

Cổ phiếu đồng loạt giảm trong phiên đầu tuần mới sau khi đã giảm sâu trong tuần trước đó. Chỉ số VN-Index giảm hơn 43 điểm.