Đình Quán Giá (Yên Sở, huyện Hoài Đức, Hà Nội) có 3 cây sưa hàng trăm năm tuổi, có cây từng được trả giá tới hơn 60 tỷ đồng. Lo ngại trộm, công an xã đã phải lập chốt cùng người dân bảo vệ cây.

Người giữ cây sưa tổ giá bạc tỷ ở 'thủ phủ' sưa đỏ miền Bắc

Thủ phủ sưa đỏ: Cả làng xây biệt thự, đua nhau sắm ô tô

Công an xã lập chốt bảo vệ 3 cây sưa trăm tuổi ở Hà Nội

{keywords}
Đình Quán Giá (Yên Sở, huyện Hoài Đức, TP.Hà Nội) có 3 cây sưa hàng trăm năm tuổi. Thời điểm sốt gỗ sữa, thương lái đã từng trả giá trên 60 tỷ đồng cho một cây to nhất. Tuy nhiên, việc mua bán không được thực hiện do chưa có sự đồng ý của cơ quan chức năng.

 

{keywords}
Một trong ba cây sưa có đường kính cỡ hai vòng tay người lớn, cao khoảng 15m và tán lá bao phủ cả một khu vực rộng.

 

{keywords}
Hai cây sưa to nhất, nhiều tuổi nhất đều nằm sát với đường bê tông trong làng.

 

{keywords}
Thủ từ đình Quán Giá Nguyễn Văn Kỳ cho biết: "Những năm đầu 2010, giá gỗ sưa sốt, một số đối tượng đến thôn trộm gỗ sưa và bị nhân dân phát hiện. Hiện tại Công an xã Yên Sở đã lập chốt canh giữ ngày đêm để bảo vệ cây.

 

{keywords}
Cây sưa to nhất nằm trong khuôn viên đình Quán Giá vẫn xanh tốt, đầy sức sống.

 

{keywords}
Cây sưa thứ 2 cũng nằm gần đường bê tông trong làng, theo tổ trưởng tổ bảo vệ khu vực di tích đình Quán Giá, một nhánh của cây sưa này đã bị kẻ trộm cưa mất trong một đêm mưa gió.

 

{keywords}
"Sau lần mất trộm đó, khoảng 5 năm nay Công an xã Yên Sở đã lập một chốt bảo vệ nằm ở góc khuôn viên khu di tích, có người cách gác ngày đêm. Từ ngày có chốt an ninh, không có tình trạng mất trộm sưa xảy ra như trước", tổ trưởng tổ bảo vệ khu di tích đình Quán Giá cho biết.

 

{keywords}
Nhiều phần cành cây, thậm chí thân của cây sưa này đã bị chết khô, mối mọt, nhưng người dân trong xã không thể chặt bỏ vì thủ tục rắc rối. Phần lõi bên trong của cây cũng bị một rỗng.

 

{keywords}
Cây sưa thứ 3 cũng đang trong hoàn cảnh tương tự, phần ngọn đã cắt bỏ, phần lá cây xanh tốt hiện tại là do mầm cây mọc lên.

 

{keywords}
Phần ngọn chính đã được cắt bỏ từ lâu, điểm bị cắt hiện đang mối mọt.

 

{keywords}
Người dân trong làng dùng vữa chát lên bề mặt phần bị cắt để tránh mưa nắng.

 

{keywords}
Khu di di tích đình Quán Giá thuộc quản lý của Bộ Văn hóa Thể thao nên ba cây sưa cũng nằm trong sự quản lý của Bộ. Việc cắt cành, mua bán không thuộc chức năng của người dân địa phương.

(Theo Dân trí)

Chuyện ít biết về 'cụ sưa 7 đời' khủng nhất Việt Nam

Chuyện ít biết về 'cụ sưa 7 đời' khủng nhất Việt Nam

Cây cao chừng 50 mét, gốc phải 7-8 người ôm mới hết. Nhìn từ xa, tán cây xòe như một chiếc dù khổng lồ...