Nghề phụ thu nhập chính


Thợ chế tác sừng trâu chia sẻ

Trao đổi với PV, chị Vũ Thị Hạnh, trú tại Thụy Ứng (Hòa Bình, Thường Tín, Hà Nội) cho biết: "Trước đây, người dân làm sừng trâu vào những lúc nông nhàn. Sau này, thị trường tiêu thụ phát triển khiến nhiều người giàu lên nhờ các sản phẩn làm ra từ sừng trâu".

Sản phẩm làm ra từ sừng trâu của gia đình chị chủ yếu là những chiếc lược. Chỉ còn ít ngày nữa là đến Tết Nguyên đán Tân Sửu nhưng chị vẫn đang tích cực hoàn thành lô hàng hơn 1.000 chiếc lược cho một khách hàng người nước ngoài.

Theo chị, Vũ Thị Hạnh, chất liệu để làm ra lược sừng chủ yếu là sừng trâu được thu mua từ các lò mổ trên cả ước, tuy nhiên những khi hiếm sừng, người làm nghề nhập sừng bò châu Phi về để chế tác.

{keywords}
Chị Vũ Thị Hạnh dành 10 tiếng mỗi ngày để làm công việc chế tác

"Sừng trâu Việt Nam dễ làm hơn vì hình dáng dẹt bản to và cho màu đen óng rất đẹp. Trông chiếc lược sừng đơn giản như vậy nhưng để làm ra nó phải trải qua tới hơn 20 công đoạn từ khi mua sừng về cắt thành ống, hơ ép, réo thành khuôn rồi mới cắt răng, chà lát, đánh bóng." - chị Vũ Thị Hạnh cho hay.

Cũng bàn về nghề chế tác sừng trâu, chị Nguyễn Thị Lý trú tại Thụy Ứng (Hòa Bình, Thường Tín, Hà Nội) cho biết: Mỗi công đoạn đều đòi hỏi người thợ phải thật khéo léo, tinh mắt vì chỉ cần sơ ý một chút là toàn bộ công sức trước đó sẽ "đổ sông đổ bể". 

"Làm nghề này sợ nhất là lúc cắt sừng, để làm ra những sản phẩm, người thợ phải uốn lượng miếng sừng theo lưỡi cưa, chỉ sơ sểnh là cắt vào tay ngay..." - chị Nguyễn Thị Lý nói.

{keywords}
Làm việc với lưỡi cắt sắc nhọn nên chị Lý phải thật cẩn trọng

Theo chị Nguyễn Thị Lý, mỗi người thợ có thể sản xuất ra nhiều loại vật dụng khác nhau, nhưng vẫn phải phụ thuộc vào thị yếu của khách hàng. Khách hàng những năm trở lại đây chủ yếu đạt làm lược. Hình dáng và kiểu lược cũng tùy vào sở thích của khách, không có một mẫu chung nào cả.

Mỗi ngày, xưởng sản xuất của gia đình chị Nguyễn Thị Lý sản xuất khoảng 50 chiếc lược lớn nhỏ nhưng vẫn không đủ đáp ứng nhu cầu của khách hàng. Giá mỗi chiếc lược được làm từ sừng từ 50.000 - 500.000 đồng tùy theo kích thước và kiểu dáng. Trừ chi phí chị thu lời vài trăm đến cả triệu đồng.

"Chục năm về trước, chúng tôi coi nghề này là nghề phụ lúc chờ cây lúa lớn, nhưng lượng khách hàng ngày càng đông nên nghề chế tác sừng nay trở thành thu nhập chính của tôi và gia đình" chị Nguyễn Thị Lý chia sẻ.

{keywords}
Sản phẩm sau khi hoàn thiện có màu vàng óng 

Lấy công làm lãi

Ở tuổi 70, ông Nguyễn Văn Thái ở thôn Thụy Ứng (Hòa Bình, Thường Tín, Hà Nội) đã có gần 60 năm làm nghề. Ông nói, nghề này ngày xưa các cụ truyền lại cho chúng tôi nhưng cũng chỉ làm để bán nhỏ lẻ hay tặng người thân chứ trước không đủ sừng để sản xuất đại trà như hiện nay".

Theo ông Nguyễn Văn Thái, sừng trâu để làm lược và các vật dụng khác phải được chọn lọc thật kỹ. Những chiếc sừng to, già, có độ dày vừa phải không nứt, rạn mới cho ra những sản phẩm đẹp.

Những năm trở lại đây, nhu cầu của khách hàng tăng lên, ông cho rằng là do nhiều người biết đến công dụng của chiếc lược sừng. Theo ông, lược sừng được chải lên giúp tóc mượt, bóng và không rối.

{keywords}
Ông Nguyễn Văn Thái đã có gần 60 năm trong nghề chế tác sừng trâu 

Trước đây, người thợ chế tác phải dùng 100% các công đoạn bằng tay, làm cả ngày mới xong một chiếc, giờ đây nhờ có máy móc hỗ trợ, việc làm ra những sản phẩm của sừng cũng trở nên dễ dàng hơn.

Công việc của người thợ già Nguyễn Văn Thái bắt đầu từ 7h đến 18h. Cùng với nhu cầu tăng là yêu cầu về mẫu mã cũng tăng theo khiến ông không ngừng học hỏi.

"Có những hôm tôi làm ra được chiếc lược trong như ngọc, cả đêm cứ ngồi ngắm. Với tôi những sản phẩm làm ra không chỉ đem lại giá trị về kinh tế mà còn là niềm vui, là sức khỏe tuổi già" - ông Nguyễn Văn Thái tâm sự.

{keywords}
Sừng trâu được thu mua từ các lò mổ trên cả nước

Giá sừng trâu mua tại các lò mổ chỉ vài nghìn đồng một chiếc. Để có thể trở thành những vật dụng có giá vài chục đến vài trăm nghìn, đầu tiên người thợ phải rút cái lõi cứng trong sừng trâu ra, sau đó họ hơ lửa hoặc luộc sừng trong dầu để làm mềm. Người thợ dùng máy ép thủy lực ép sừng cho bẹp ra, rồi cắt thành những mảnh nhỏ gọi là phôi. Từ phôi họ chế tác ra lược, thìa, bát đĩa, móc khóa, trâm cài tóc và các sản phẩm khác. 

Ông Nguyễn Văn Thái cho hay: "Các sản phẩm thô này được đánh bóng và sẽ có màu bóng tự nhiên ở cuối công đoạn. Sừng bò cũng được chế biến tương tự sừng trâu, nhưng kém độ sáng bóng hơn. Giá cả sản phẩm cũng đa dạng tùy kiểu dáng, tay nghề".

Cũng theo ông Nguyễn Văn Thái, người làm nghề cũng gặp phải nhiều rủi ro, như: Bụi sừng khi được mài ra ảnh hưởng đến đường hô hấp hay những chiếc cưa, máy mài luôn có thể gây ra tai nạn bất cứ lúc nào. Chưa kể các căn bệnh đau lưng, vai, gáy khi phải làm ở một tư thế nhất định trong thời gian dài...

{keywords}
Ngưởi thợ mài sừng với trong nước để tránh bụi
{keywords}
Không có khuôn mẫu nhưng những chiếc lược thành phẩm đều bằng nhau
{keywords}
Các cháu nhỏ cũng có thể làm được một số công đoạn
{keywords}
Công đoạn tạo phôi cho sản phẩm là khó và nguy hiểm nhất
{keywords}
Ngoài lược, người thợ còn chế tác ra được nhiều vật dụng như thìa, đón giày,...

(Theo Dân Trí)