Trước đây, nghề nuôi rắn, kinh doanh nhà hàng rắn mang lại lợi nhuận vô cùng cao, cải thiện kinh tế cho nhiều hộ gia đình tại làng Lệ Mật. Tuy nhiên, vài năm trở lại đây, món ăn chế biến từ rắn không còn được khách hàng lựa chọn, lợi nhuận thu lại không còn cao nên người nuôi rắn bỏ gần hết, các nhà hàng dần chuyển sang kinh doanh các món ăn khác ngoài rắn.
Làng Lệ Mật (Long Biên, Hà Nội) từng là trung tâm cung cấp rắn của cả nước với hàng trăm hộ nuôi và săn bắt rắn. Mọi người trong làng từ già đến trẻ đều biết bắt rắn, nuôi rắn bởi đó là kế sinh nhai của họ. Rắn từ khắp nơi cũng đổ dồn về đây để bán cho các nhà hàng và xuất khẩu sang Trung Quốc.
Tuy nhiên, mấy năm trở lại đây, cả làng chỉ còn duy nhất một trang trại còn nuôi rắn để kinh doanh nhà hàng. Và các nhà hàng chế biến món ăn rắn cũng dần chuyển sang bán các món ăn chế biến từ động vật khác nhiều hơn.
Lý giải về vấn đề này, một người dân trong làng cho biết nghề nuôi rắn không còn cho thu nhập cao như trước nữa vì rắn được mang từ các tỉnh về đây bán cho các nhà hàng rất nhiều.
“Nghề nguy hiểm mà thu nhập cũng không cao, sơ ý một chút là có thể nguy hiểm đến cả tính mạng. Hơn nữa, nhà nước cũng ban hành Pháp lệnh bảo vệ động vật hoang dã nên hầu hết hộ gia đình nuôi rắn đều bỏ”, người dân tại làng Lệ Mật cho hay.
Các nhà hàng rắn ở phố Lệ Mật cũng dần chuyển sang bán các món ăn chế biến từ các động vật khác.Chị Phương – quản lý của một nhà hàng rắn nổi tiếng ở Lệ Mật – cho hay, khách hàng cũng ít người chọn món ăn từ rắn, một phần vì họ sợ, còn lại là giá cả cũng khá đắt đỏ.
Hiện, rắn ráo có giá 700.000 đồng/kg, rắn hổ mang có giá 1,1-1,3 triệu đồng/kg.
Trung bình mỗi ngày nhà hàng chị Phương quản lý chỉ tiêu thụ được khoảng 5-6kg rắn các loại.
Khách đến ăn chủ yếu là khách nước ngoài và một số người đến nhậu muốn ăn thử. “Trước kia, mọi người ăn các món ăn về rắn nhiều, nay thì ít hơn hẳn. Họ chủ yếu đế gọi các món làm từ chim, cá, gà, vịt...”, chị Phương cho hay.
Thông thường, khách đến nhà hàng sẽ chọn rắn sau đó yêu cầu chế biến những món ăn gì, nhà bếp sẽ làm những món đó.
Có tất cả 9 món ăn được chế biến từ rắn: súp rắn, canh gừng rắn, rắn xào, nem rắn, chả lá lốt cuốn thịt rắn...
Anh Lưu – quản lý tại một nhà hàng rắn có tiếng ở Lệ Mật cũng cho biết: “Lượng khách đến ăn rắn không nhiều, chỉ chiếm khoảng 3-4% trong tổng lượng khách đến quán. Các món ăn về rắn cũng không được ưa chuộng như xưa. Vì thế, nhà hàng làm đưa rất nhiều các món ăn từ động vật khác vào thực đơn để phù hợp với nhu cầu của khách”.
Theo anh, khách không ăn thịt rắn nhiều vì ăn những món ăn chế biến từ loài này rất nóng. Vì thế, vào mùa hè càng ít người ăn.
Cũng vì lẽ đó, các nhà hàng cũng dần đưa nhiều món ăn khác nhau về thực đơn.
Và họ chủ yếu nhập rắn từ các nơi, nuôi số lượng cũng rất ít.
(Theo Dân Việt)
Cô gái trẻ như 'chết cứng' khi con rắn độc bò quanh cơ thể
Mới đầu cảm giác để những con rắn bò khắp người sẽ hơi lạ và khiến họ sợ. Nhưng nếu họ thả lỏng cơ thể thì sẽ thấy rất dễ chịu"
Sống giữa 1.000 con rắn: Lạnh sống lưng tay không bắt hổ mang
Nuôi rắn độc là một nghề tiềm ẩn nhiều rủi ro và nguy hiểm, nhiều người ngoài nhìn vào không khỏi rùng mình khi nhìn thấy người dân chủ yếu dùng… tay không bắt rắn.
Cây xương rồng 30 năm tuổi khổng lồ, ra hoa trắng muốt ở Quảng Ninh
Chỉ sau vài giờ đăng tải, những hình ảnh về cây xương rồng "khủng" ra hoa rực rỡ này đã nhận được số lượt thích và chia sẻ chóng mặt: Hơn 18.000 lượt thích và hơn 1000 bình luận.
'Rùng mình' ngắm bộ sưu tập rượu ngâm rắn của đại gia đất Bắc
Mỗi bình rượu ngâm rắn có giá hàng chục, thậm chí hàng trăm triệu đồng.
Đàn rắn khổng lồ trong thùng gỗ ở Cần Thơ, mới nhìn ai cũng khiếp sợ
Ông Nguyễn Văn Hoàng (TP. Cần Thơ) nuôi đàn rắn ri voi trong 10 thùng gỗ lót cao su. Sau Sau 2 năm, mô hình rắn ri voi của ông Hoàng mang lại hiệu quả cao, có giá trị trên 100 triệu đồng.