Vào cuối tháng 3, nhiều thương lái Trung Quốc đổ xô đến xã Sì Lở Lầu, huyện Phong Thổ, tỉnh Lai Châu thu mua rau dớn. Rau dớn được người Trung Quốc gọi là “rau trường sinh” mua về làm thuốc và chế biến các món ăn dân dã. Giá rau này vì thế cũng tăng chóng mặt lên 30.000-35.000 đồng/kg.

Rau dớn là một loại rau thuộc họ dương xỉ, mọc ở trong rừng, khe suối ở các tỉnh  Tây Bắc, rau dớn mọc thành từng búi, khóm, sâu trong rừng... là một loại rau đặc sản của núi rừng, " được đồng bào dân tộc dao, Mông ở( xã Sì Lở Lầu, huyện Phong Thổ, tỉnh Lai Châu) thu hoạch vào mùa xuân nhưng nhiều nhất vào tháng 3, để bán cho thương lái Trung Quốc.

{keywords}
Nhiều thương lái Trung Quốc đổ về xã Sì Lở Lầu, huyện Phong Thổ thu mua rau dớn

Chia sẻ với phóng viên, chị Tẩn Sị Mẩy, bản Gia Khâu, xã Sì Lở Lầu  cho biết: Giống cây rau dớn này có quanh năm nhưng vào mùa mưa thì cây tươi tốt nhất và ngon nhất. Cứ đến cuối tháng 3, thương lái Trung Quốc bắt đầu đến thu mua với số lượng lớn tại trung tâm xã và các chợ phiên, nên tôi bán được giá cao lắm, mỗi một 1kg bán tôi được 6 nhân dân tệ, đổi sang tiền Việt được 21.000 đồng.

{keywords}
Rau dớn được bà con vùng cao hái tư rừng về đóng thành từng bao tải, bán cho thương lái Trung Quốc kiếm thêm thu nhập

Cây rau dớn có kích thước nhỏ, đầu cành cong như vòi voi với những lá non vươn thẳng, lá có mặt xanh bóng, sẫm màu, không có lông cả 2 mặt, gốc cây có màu đen cơm cháy. Phấn lá chỉ xuất hiện ở lá già, cọng non cuộn từ những cành có ít lông ở phần cuống ở trên rừng rất nhiều.Người dân miền núi ở huyện Phong Thổ, tỉnh Lai Châu thường hay hái về nấu cùng với tỏi và nộm, hay xào cùng thịt bò, thịt dê núi... 

{keywords}
Vào những ngày nghỉ, nhiều trẻ em học sinh vùng cao lên rừng hái rau dớn cùng bố mẹ để kiếm thêm thu nhập cho gia đình.

Người dân thành phố Điện Biên đặc biệt ưa chuộng rau dớn bởi họ quan niệm rau rừng thường rất sạch và an toàn. Những năm gần đây, giá bán rau dớn ở đô thị rơi vào khoảng 30.000 - 35.000 đồng một kg, tùy từng thời điểm. Tuy nhiên, tại một số điểm chợ phiên vùng cao, rau dớn được các dân tộc Mông, dao bán với giá khoảng 5.000 đồng/bó. Chỉ với hai bó, bạn có thể nấu được một bữa cho cả gia đình thưởng thức.

{keywords}
Ngoài dùng chế biến thức ăn, rau dớn còn có thể chữa bệnh chống táo bón, giảm các cơn đau âm ỉ do đại tràng...

Ông  Tẩn Lao Xan, Chủ tịch UBND xã Sì Lở Lầu, huyện Phong Thổ cho hay: "Hiện nay, rau dớn được coi là một nguồn thu nhập phụ khác, sau nông nghiệp 1 vụ/ năm cho bà con dân tộc thiểu số tại xã. Đến mùa rau dớn mọc, nhiều bà con dậy từ 2 giờ sáng gói cơm nắm lên rừng hái rau mang về bán cho các tiểu thương Trung Quốc kiếm thêm ít tiền mua gạo và đồ sinh hoạt trong những tháng ngày nông nhàn. Thương lái Trung Quốc mua rau dớn về sấy khô, rồi làm thuốc và chế biến các món ăn khô như là măng khô Tây Bắc nên bán được giá cao".

{keywords}
Nhiều lái buôn Trung Quốc đánh cả xe tải về thu mua rau dớn tại xã Sì Lở Lầu, huyện Phong Thổ

Theo y học cổ truyền, rau dớn có vị mát, lợi tiểu, chống táo bón, giảm các cơn đau âm ỉ do đại tràng và giúp ngủ sâu. Đối với nhiều tộc người, rau dớn là "vua" các loại rau. Nó không chỉ giúp cải thiện chất lượng bữa ăn hàng ngày mà còn là món đặc sản để đãi khách trong các dịp lễ hội. 

(Theo Dân Việt)

Thương lái Trung Quốc săn lùng cả dứa non

Thương lái Trung Quốc săn lùng cả dứa non

Điều lạ lùng là thương lái Trung Quốc không chỉ mua dứa chín mà còn mua cả quả còn xanh và cả dứa còn non.

Thương lái Trung Quốc ồ ạt mua dứa xanh bất thường

Thương lái Trung Quốc ồ ạt mua dứa xanh bất thường

Vài tháng trở lại đây thương lái Trung Quốc đổ xô về Thanh Hóa thu gom mua dứa xanh, quả còn non với giá cao ngất ngưởng khiến nông dân bất ngờ. 

Thương lái thu mua mận non với giá cao bất thường, nông dân lo lắng

Thương lái thu mua mận non với giá cao bất thường, nông dân lo lắng

Những ngày qua, nhiều thương lái tại Nghệ An đã thu mua số lượng lớn quả mận non một cách rất bất thường với giá cao, khiến bà con vừa bán vừa lo.

Những kiểu làm ăn ‘lạ đời’ của thương lái Trung Quốc

Những kiểu làm ăn ‘lạ đời’ của thương lái Trung Quốc

Khi làm ăn với Trung Quốc, vấn đề là tìm cách để giảm rủi ro chứ không thể nay đang làm ăn với họ, mai nghỉ chơi.

Thương lái Trung Quốc - Hàn Quốc tranh mua cua Năm Căn

Thương lái Trung Quốc - Hàn Quốc tranh mua cua Năm Căn

Huyện Năm Căn (Cà Mau) có hệ thống sông ngòi chằng chịt, có nhiều lợi thế phát triển nuôi trồng thủy sản. Bên cạnh con tôm, một loại thủy sản khác cũng đã khẳng định được thương hiệu và hiệu quả kinh tế là con cua.

'Thương lái Trung Quốc xúi dân bỏ rau câu vào tôm'

'Thương lái Trung Quốc xúi dân bỏ rau câu vào tôm'

Có rất nhiều câu chuyện "dở khóc dở cười" khi làm ăn với người Trung Quốc.

“Thủ phủ” heo điêu đứng vì thương lái Trung Quốc “bỏ bom”

“Thủ phủ” heo điêu đứng vì thương lái Trung Quốc “bỏ bom”

“Vương quốc” heo ở Đồng Nai dẫn đầu cả nước với tổng đàn trên 2 triệu con. Thế nhưng, nông dân đang sống dở, chết dở vì thương lái Trung Quốc ngưng mua, giá heo rớt thê thảm.