Đây là quan điểm của Thứ trưởng Bộ Xây dựng Nguyễn Trần Nam, Chủ tịch Hiệp hội BĐS TP.HCM Lê Hoàng Châu và TS Phạm Sỹ Liêm - Chủ tịch Tổng hội Xây dựng Việt Nam trao đổi với PV chiều 2.4.2013.
Các tin liên quan

Lập 'tổ giải cứu' bất động sản trong tuần này

BĐS neo giá chờ giải cứu

Theo Thứ trưởng Bộ Xây dựng Nguyễn Trần Nam, BĐS là hàng hóa đặc biệt, có tính liên thông với thị trường khác- nhất là tài chính, góp tới 10% GDP, đối với một số nước tỉ lệ này lên tới 20-30%. Khi một người dân, một DN hay một ngành nghề khó khăn thì Nhà nước cũng nên hỗ trợ, huống chi BĐS là một lĩnh vực quan trọng và là đầu ra của hàng loạt mặt hàng VLXD, trang trí nội-ngoại thất...

Hiện tỉ trọng dư nợ BĐS của các DN phía nam chiếm xấp xỉ 50% của cả nước, khu vực phía bắc chiếm khoảng 20%. Do đó khi thị trường BĐS khó khăn, Nhà nước không thể bỏ mặc, càng không thể để nó ''rơi tự do'' hay tự phát triển.

"Có một điểm tôi muốn đặc biệt nhấn mạnh, đó là gói 30.000 tỉ với lãi suất thấp sắp được Ngân hàng Nhà nước (NHNN) dự kiến tung ra từ 15.4 tới, thì đích đến là người mua nhà phân khúc nhà xã hội là chủ yếu, đây cũng là đề xuất ngay từ ban đầu của Bộ Xây dựng khi kiến nghị với NHNN nên dùng 2/3 số tiền này trực tiếp cho người dân vay mua nhà ở xã hội, chỉ 1/3 là cho DN vay, và nên nhớ là điều kiện để DN vay được cũng rất ngặt nghèo, không có chuyện giúp các DN zombie (xác chết) tiếp cận được nguồn vốn"- Thứ trưởng Nam nhấn mạnh.

{keywords}
Thứ trưởng Bộ Xây dựng Nguyễn Trần Nam

Đồng tình với quan điểm này, Chủ tịch Hiệp hội BĐS Lê Hoàng Châu - cũng là người được ông Alan Phan tín nhiệm mời tham gia đối thoại cùng ông về câu chuyện "Nên để thị trường BĐS rơi tự do" - cho biết, chưa có thời điểm nào ông đánh giá cao vai trò và sự hỗ trợ tích cực của Chính phủ với thị trường BĐS như thời gian gần đây.

"Nếu không có sự hỗ trợ của Chính phủ, thị trường BĐS sẽ chết, và hệ lụy khó có thể đo đếm được. Chính vì vậy, tôi đánh giá cao Nghị quyết 02 của Chính phủ hồi đầu năm 2013 khi kịp thời đưa ra những giải pháp gỡ khó khăn về cơ chế chính sách, về thuế, về vốn để hỗ trợ cho DN, cũng là giải quyết những khó khăn cho thị trường"- ông Châu nói.

Ông Châu từ chối đưa ra ý kiến bình luận về các nhận định của ông Alan Phan, tuy nhiên ông cho biết, giá BĐS hiện nay- đặc biệt là ở khu vực TP.HCM - đã xuống dưới đáy. "Xin thưa, từ lâu rồi, nhiều DN đang bán dưới giá vốn, nếu giá sẽ còn giảm từ 30- 50% trong vài năm nữa thì chắc chắn các DN BĐS sẽ phá sản, không còn đường sống"- ông Châu cho biết. Khi được hỏi về lời mời tham gia đối thoại cùng ông Alan Phan về các quan điểm đang gây tranh cãi trên các phương tiện thông tin đại chúng, ông Châu cho biết, rất có thể ông sẽ không tham dự cuộc đối thoại này.

Tương tự, TS Phạm Sỹ Liêm cũng nhấn mạnh: "Quan điểm của tôi có hơi khác một chút so với chuyên gia Alan Phan ở chỗ: Không nên lẫn lộn giữa giải cứu thị trường BĐS và giải cứu các nhà kinh doanh BĐS. Chính phủ nên cứu thị trường BĐS, chứ không cứu DN BĐS.

Theo TS Liêm, với DN BĐS, đã là kinh doanh, khi có rủi ro phải tự chịu trách nhiệm, lỗ hay lãi hoặc phá sản - đó là việc của riêng một cá thể. Còn thị trường BĐS, khi suy thoái không giống như thất bại của một nhà kinh doanh BĐS, nếu "chết" sẽ ảnh hưởng tới toàn bộ nền kinh tế. Do vậy, Nhà nước không nên để thị trường BĐS ''rơi tự do'', cần có biện pháp can thiệp nhất định vì BĐS có hệ số lôi cuốn khá lớn, lôi cuốn thị trường xây dựng, vật liệu,... tạo công ăn việc làm cho nhiều người lao động. "Gói cứu trợ 30.000 tỉ đồng của Nhà nước cũng vì thế nên là để hỗ trợ thị trường bớt khó khăn, chứ không phải là để cứu DN BĐS. Hiểu như vậy rất tai hại và làm hại cho thị trường đang rất khó khăn lúc này"- ông Liêm khẳng định.

Được biết, chiều 2.4, CLB BĐS Hà Nội tiếp tục gửi thư mời ông Alan Phan đối thoại với các DN BĐS Hà Nội.

Theo Lao động