Vừa qua, Quỹ vì người tiêu dùng Thái Lan đã đưa ra lời cảnh báo về việc có nhiều mẫu gạo được kiểm nghiệm có tồn dư chất độc hóa học gây ảnh hưởng nghiêm trọng đối với người sử dụng.

Việt Nam là thị trường tiêu thụ không ít gạo Thái Lan và sản phẩm này đang là một trong những lựa chọn của người dân Việt tại các thành phố lớn. Thông tin này khiến người dân hết sức lo lắng, bởi vốn dĩ hàng ngày họ đã phải đối mặt với nguy cơ nhiễm chất độc hại từ rau, củ, quả phun thuốc kích thích, gia súc, gia cầm nuôi tăng trọng, nay đến gạo cũng nhiễm hóa chất độc hại khiến sự hoang mang càng tăng thêm.

Gạo chứa chất độc gây tê liệt thần kinh

Thông tin này được đưa ra sau khi Quỹ Vì người tiêu dùng Thái Lan đã thu thập ngẫu nhiên 46 mẫu của 36 nhãn hiệu gạo đóng gói tại các cửa hàng bán lẻ và siêu thị từ ngày 19-27.6. Các mẫu được xét nghiệm tại một cơ quan độc lập để kiểm tra dư lượng chất hóa học, bao gồm các chất methyl bromide, organophosphate, carbamate và thuốc diệt nấm. Kết quả thu được là có tới 34/46 mẫu được kiểm tra có phát hiện chất methyl bromide, trong đó 1 mẫu có dư lượng 67,4 mg/kg, vượt ngưỡng cho phép của Tổ chức Nông Lương Liên hợp quốc (FAO) 17,4%.

Theo PGS.TS Trịnh Văn Hùng (nguyên giảng viên Khoa công nghệ hóa học, ĐHQG Hà Nội) thì methyl bromide (etyl bromua) là hợp chất hữu cơ có công thức hóa học CH3Br. Đây là khí không màu, không mùi, không cháy, được sản xuất với quy mô công nghiệp và trong một số quá trình sinh học. Hóa chất này được một số quốc gia sử dụng làm thuốc bảo vệ thực vật cho đến đầu những năm 2000. Với khả năng khuếch tán và thẩm thấu tốt, Methyl Bromide thường được sử dụng để khử trùng, diệt nấm, mối và mọt.

{keywords}

Hóa chất Methyl bromide (CH3Br) ở thể khí không màu, không mùi vị, dễ tan trong nhiều dung môi hữu cơ. Methyl bromide khi chưa chuyển hóa đã có thể gây mê cơ thể sống, khi vào cơ thể chuyển hóa thành rượu Metylic sẽ gây độc, làm tê liệt hệ thần kinh. CH3Br rất độc, ở nồng độ thấp khó nhận biết, do vậy khi nhận biết thường phải cho thêm 2 - 3% Clopirin làm chất báo hiệu nguy hiểm vì chất này gây kích thích niêm mạc mắt.

Đối với việc sử dụng Methyl Bromide trong gạo, theo Tổ chức Nông Lương Liên hợp quốc (FAO), đây là hợp chất được phép sử dụng, nhưng với hàm lượng rất nhỏ chỉ có 50mg/1kg. Nếu lạm dụng chất này vượt quá mức cho phép sẽ gây ảnh hưởng không nhỏ đối với sức khỏe con người.

Dùng hóa chất giữ gạo không bị ẩm mốc

Thông tin về gạo Thái Lan nhiễm chất độc như trên dường như càng làm cho câu chuyện về chất lượng gạo trở nên căng thẳng. Ngay tại thị trường nội địa, vấn đề chất lượng gạo bị ảnh hưởng như thế nào do khâu bảo quản đã được đặt ra.

Gạo mốc có chứa một hệ nấm mốc có tính độc. Người ta đã phân lập được nhiều loài nấm mốc khác nhau trong gạo, nhưng có hai chủng hay gặp nhất là Aspergillus và Penicillium ... đây chính là tác nhân gây ung thư rất cao.

Theo TS vật lý Nguyễn Văn Khải, gạo có những đặc tính vật lý tự nhiên như dễ ẩm mốc, mất mùi thơm tự nhiên nếu để lâu trong không khí. Ngoài ra gạo còn có nguy cơ bị mối, mọt, chuột, gián, kiến, … xâm nhập, đục khoét làm hạt bị vỡ nham nhở. Nhất là trong điều kiện khí hậu của nước ta: nắng nóng mưa nhiều, nơi bán gạo của các tiểu thương thường ẩm thấp, đặc biệt ở miền bắc, về mùa nồm ẩm (tháng 2, tháng 3 âm lịch) thì sàn để gạo lúc nào cũng ẩm ướt, nếu không có cách bảo quản, số gạo chất đống trong kho chưa bán hết sẽ bị hỏng, mốc vàng, vón cục và hoặc bị chuột bọ, mối mọt ăn hết. vì thế, cá tiếu thương đã phải dùng đến các hóa chất để chống mối mọt, chống ẩm để đảm bảo gạo không xuống cấp.

Theo khảo sát, trên thị trường hiện có vô số các loại hóa chất khác nhau (cả ở dạng khô và dạng lỏng, dạng xịt, phun) được bày bán với mục đích giữ gạo luôn khô, tơi, tránh hoàn toàn mỗi lo bị ẩm mốc. theo quảng cáo của các chủ cửa hàng bán các hóa chất này thì khi được tẩm ướp bằng các loại hóa chất trên, gạo có thể để được bao lâu tùy thích mà vẫn đảm bảo không bị ẩm mốc vàng, vón cục. Ngoài hóa chất giữ khô thì các loại hóa chất tạo mùi hương cũng được bán rất nhiều với mục đích giúp gạo có mùi thơm hấp dẫn khách hàng.

PGS Trịnh Văn Hùng cho rằng nếu gạo có sử dụng hóa chất chống ẩm hay tạo mùi thì rất khó để xác định xem đó là loại hóa chất gì. Bởi trước khi được bán đến tay người mua thì hóa chất này cũng đã được trộn với nhau từ nhiều loại, nếu chỉ nói chung chung là xuất xứ từ Trung Quốc thì rất khó để tìm kiếm, xác định vì hiện nay có hàng ngàn loại bán hóa chất có nguồn gốc Trung Quốc được bán trên thị trường Việt Nam.

Tuy nhiên, để đạt được khả năng chống ẩm, mốc thì thành phần các loại hóa chất này đều có chứa phốt pho, lưu huỳnh (là những chất hút ẩm tốt). Các chất này nếu tồn tại lâu trong môi trường sẽ gây nhiễm độc đường hô hấp, tiếp xúc nhiều lần có thể gây ung thư, nhất là trong trường hợp dùng thuốc diệt chuột phun ngoài bao gạp thì độ độc hại càng tăng mạnh. Hiện nay, theo quy định của Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn, các chế phẩm diệt côn trùng dạng bình xịt của Trung Quốc dùng để phun ngoài bao gạo đều nằm trong danh mục hóa chất, chế phẩm cấm sử dụng trong gia dụng và lĩnh vực y tế.

Làm thế nào để chọn gạo sạch?

Tại Việt Nam, thông tin về gạo Thái Lan nhiễm độc đã làm dấy lên mối lo ngại do gạo Thái Lan được tiêu thụ khá mạnh (nhất là ở các thành phố lớn). Họ băn khoăn không biết gạo Thái ở Việt Nam có trùng với loại gạo nào được xét nghiệm ở Thái Lan như trên hay không.

Tại một cửa hàng gạo trên phố Vũ Thạnh (quận Đống Đa, Hà Nội), số lượng khách mua gạo Thái Lan chưa có biến động. chủ cửa hàng cho biết gạo tám Thái là một trong những mặt hàng bán chạy nhất (với mức giá khoảng 20.000 đồng/kg, cao hơn so với mức 14.000 – 15.000 đồng đối với loại gạo ngon của Việt Nam). Vị chủ cửa hàng này cũng cho biết chưa nghe thông tin gì về gạo Thái nhiễm độc.

Tại khu vực bán gạo của chợ Thành Công (quận Ba Đinh, Hà Nội), chị Ngân – một khách hàng thường xuyên ăn gạo tám Thái cho biết đã đọc được thông tin về gạo Thái nhiễm độc trên báo chí và khá hoang mang, không biết gạo Thái ở Việt Nam có cùng số phận như ở Thái Lan hay không. Để yên tâm chị chuyển sang dùng tạm gạo Bắc hương, tám Điện Biên … của Việt Nam. Những loại gạo này chất lượng tuy không được như tám Thái song chị cho rằng đó là lựa chọn tốt hơn trong lúc này.

Theo TS Vật lý Nguyễn Văn Khải thì các thông tin cơ bản về chỉ tiêu chất lượng của gạo như độ ẩm, tỷ lệ tấm, tỷ lệ tạp chất, dư lượng thuốc trừ sâu … hầu như không được người tiêu dùng biết đến. và nếu muốn biết thì cũng khó bởi họ không biết phải tìm ở đâu, trên vỏ bao bì sản phảm không có những thông tin như thế này. Vậy phải làm thế nào để chọn được một loại gạo sạch cho .

Lời khuyến cáo được TS Khải đưa ra là khi mua gạo cần quan sát kỹ, nhìn bằng mắt, sờ bằng tay, ngửi bằng mũi. Gạo tự nhiên không chất bảo quản bao giờ cũng có lớp cảm bên ngoài, sờ vào tay có dính lớp bột trắng. Gạo có hóa chất do bị hút hết chất ẩm nên trơn tuột, không còn lớp bám. Ngoài ra, gạo quá trắng (hoặc đục quá, vụn nát) cũng cần cảnh giác. Cần mua gạo có xuất xứ rõ ràng, trên bao bì ghi đầy đủ thông tin và nên mua gạo còn hạn sử dụng dài để đảm bảo không bị mốc, hỏng.

Theo Hôn nhân & Pháp luật: