Thời gian gần đây, không chỉ thu mua các loại nông sản mà thương lái Trung Quốc còn tận mua đủ các loại nấm của Việt Nam. Thậm chí, họ còn thu mua cả những loại nấm được cho là cực độc.

Những cơn sốt “săn lùng nấm” bán cho thương lái Trung Quốc đã khiến nhiều người kiếm được tiền triệu những cũng làm cho không ít người thành trắng tay sau khi thương lái Trung Quốc bỏ đi.

Săn nấm hòm

Người dân nhiều xã vùng cao của Bình Định đang rủ nhau hái nấm hòm, loại nấm rất độc, để bán cho thương lái Trung Quốc với giá 30.000 đồng/kg.

Theo thông tin từ Cục An toàn thực phẩm (Bộ Y tế), tại các xã vùng cao thuộc tỉnh Bình Định đang có hiện tượng thu mua nấm hòm. Loại nấm này thường mọc ở rừng đặc dụng ẩm ướt, sau khi phơi cả tai và thân nấm đều có màu đen, mùi hắc và rất độc.

Ghi nhận tại xã vùng cao An Toàn, huyện An Lão, tỉnh Bình Định cho thấy nấm hòm đang được thu mua rất mạnh với giá 30.000 đồng/kg.

{keywords}

Chị Mai, một đại lý ở xã An Toàn, cho biết: “Nấm dễ hái nên người dân đi rừng ai cũng tranh thủ hái vài ký kiếm tiền”. Chị Mai. gom rồi bán lại cho một đại lý khác ở huyện Hoài Nhơn, Bình Định. Các đại lý thu gom để bán cho lái buôn Trung Quốc. “Họ mua làm gì không ai biết, thấy có tiền thì nhiều người hái bán, tôi cũng mua đi bán lại kiếm tiền lời thôi”.

Mua nấm lim

Trước đó, trong con sốt đi tìm thảo dược bán sang Trung Quốc, thương lái Trung Quốc còn thu mua cả loại nấm lim khiến người dân các huyện miền núi Lang Chánh, Thường Xuân, Như Xuân, Quan Sơn (tỉnh Thanh Hoá) ngày đêm vào rừng tìm kiếm hàng để bán. Có người trúng mánh nấm lim còn thu về tiền triệu mỗi ngày.

Đây là loại nấm độc, thường mọc ở cánh rừng già có gỗ lim nhưng khi được rửa sạch bằng rượu, rồi ngâm bằng rượu nồng độ cao, lại là vị thuốc hữu hiệu như giải rượu, chữa bệnh ung thư, trung hòa chất độc bảo vệ gan, tăng tuổi thọ...

Năm 2010, giá nấm Lim khoảng 250.000 đồng/kg đối với nấm gây trồng, còn nấm hoang dã khoảng 500.000 đồng/kg. Khoảng 20 năm về trước, gỗ lim còn thì nấm mọc nhiều. Mới đầu còn nhiều, giá cao, tôi phất lên nhanh chóng nhờ việc vào rừng hái nấm Lim. Có tiền rồi lại đánh bạc, biệt hiệu của tôi bấy giờ là không bao giờ cạn tiền”, ông H. - người dân vào rừng tìm nấm kể lại.

“Nhưng càng về sau này nấm hiếm dần, thương lái Trung Quốc lại trả giá thất thường, sau vài vụ lỗ to vì tham gom hết hàng của cánh chủ khác ở đất Đình Lập, tôi đã nợ rất nhiều tiền của chủ Trung Quốc. Cố gắng đi “nhặt nhạnh” 3 năm mới đủ tiền trả, khi đó nấm cũng chẳng còn, đành trở về với bàn tay trắng”, ông H. nói.

Hồi đó, cứ thấy họ đề nghị mua nấm lim thì mình đi gom hàng, người dân lại vào rừng tìm về bán. Hầu như không ai quan tâm họ mua để làm gì.

Thửa báu vật nấm chẹo

Cây nấm chẹo màu đỏ tươi được người dân địa phương vùng Đông Bắc nâng niu như vật báu. Còn với giới chủ buôn, cây nấm ấy đã tạo nên một “chiến trường khốc liệt” vì giá trị kinh tế mà nó mang lại là rất lớn bởi từ lâu loài thực vật này được mệnh danh là “thần dược” giúp phụ nữ có thai.

Giá bán mỗi kg nấm chẹo không dưới 1 triệu đồng. Người dân bản địa bỗng chốc giàu lên bởi thu nhập từ cây nấm quý này. Giới lái buôn dưới miền xuôi cũng đi săn lùng “thần dược” cho phái nữ.

{keywords}

Để thu gom được nấm chẹo, giới chủ buôn sẵn sàng ăn, ngủ hàng tuần trong các bản sâu nhằm thu gom được thật nhiều nấm quý. Sau khi tập kết được nguồn hàng, các lái buôn này sẽ vận chuyển theo đường bộ qua cửa khẩu Chi Mai hoặc theo các đường mòn ở Tân Thanh (Lạng Sơn), Móng Cái (Quảng Ninh) đưa sang Trung Quốc. Số lượng loài nấm này được thu mua không hạn chế nhưng qua tìm hiểu thì người đi mua cũng không nói là để làm thuốc gì.

Tại huyện Đình Lập (Lạng Sơn) có hàng chục ông chủ gom hàng cho cánh lái buôn Trung Quốc. Cánh lái buôn này sẽ đến các thôn bản để đặt “chân rết” chuyên gom hàng cho họ. Khi những đầu nậu này tập kết đủ hàng, họ sẽ vận chuyển qua Trung Quốc theo các đường tiểu ngạch. Thậm chí, một số ông chủ còn chở nấm qua các đường mòn ở Tân Thanh (Lạng Sơn) và Móng Cái (Quảng Ninh). Chính sự ồ ạt thu mua của giới chủ buôn và sự tận diệt của người dân vì lợi nhuận kinh tế, hiện nay loài nấm chẹo quý hiếm này đang có nguy cơ dần bị cạn kiệt.

Gom nấm tre

5 năm trở lại đây, trên địa bàn xã Đắk Ơ (Bù Gia Mập, Bình Phước) nhiều người dân, đặc biệt là người dân tộc thiểu số thường vào rừng quốc gia Bù Gia Mập lấy một loại nấm mọc từ gốc nứa, lồ ô (mà họ cho là nấm linh chi) về bán với giá rất cao.

{keywords}

Bà Lương Thị Hoài ở thôn Đắk Lim, xã Đắk Ơ - chủ vựa thu mua loại nấm này cho biết: Vào mùa (từ đầu tháng 6 đến cuối tháng 7 hằng năm) bà thu mua được 50-100kg nấm/ngày, khoảng 3,5 tấn/năm với giá 220.000 đồng/kg tươi, 500.000 đồng/kg khô. Nấm sau khi thu mua, vệ sinh, phơi khô, bà Hoài đóng bao và gửi bán sang Trung Quốc. Bà Hoài cho biết, hiện bà đã đặt chi nhánh tại tỉnh Lạng Sơn để thu mua nấm. Hàng gom được bao nhiêu bên Trung Quốc thu mua bấy nhiêu, giá cao hơn 100.000 đồng/kg so với trong nước.

Theo tra cứu từ nhiều nguồn và tham khảo nhiều thầy thuốc đông y thì nấm tre hoàn toàn không có tác dụng trong chữa bệnh cho đến thời điểm hiện nay. Tuy nhiên, những người tìm hái và mua loại nấm tre cũng không biết mục đích của bên Trung Quốc thu mua nấm này để làm gì.

B.H (Tổng hợp)