Nhiều người có thói quen ăn những món ăn lề đường, hàng quán bình dân mà không để ý đến chuyện bát đũa bẩn và cũ, thậm chí đầu đũa mòn mốc và những chiếc tô, dĩa nhựa cũng ngả màu do trải qua nhiều năm sử dụng nên xuống cấp, hết hạn dùng nhưng không được thay mới. Đó là chưa kể những chiếc bát, đĩa, đũa, muỗng này không được rửa sạch mà chỉ được tráng qua hai thùng nước vàng đục, sóng sánh váng mỡ.

Khách ăn nhiều rồi thấy có bị gì đâu

Trên đường Nguyễn Văn Linh quận 7 là nơi tập trung nhiều quán nhậu. Khi bước vào một quán lẩu dê và hải sản bình dân, nhìn mãi không thấy nhà vệ sinh, người chủ quán chỉ chúng tôi vào góc. Thật bàng hoàng, khi thấy nhà vệ sinh cách nơi rửa chén khoảng chừng ba mét, bát đũa bẩn vứt một đống xuống sàn nhầy nhụa, ruồi nhặng bu quanh. Người đi không để ý có thể vương vãi nước từ nhà vệ sinh vào đống chén đĩa.

Muỗng, đũa không được vệ sinh, cầm một nắm đũa lên, nhìn vào đáy hộp đựng thấy một lớp bựa đen, đũa thì mòn, mốc không phân biệt đầu nào để gắp thức ăn, đầu nào dùng để cầm.

{keywords}

Điều kiện vệ sinh kém thì làm sao có bát đũa sạch để phục vụ thực khách

Nằm ở giữa con đường Võ Văn Tần có một hẻm chuyên bán các cơm trưa bình dân với rất nhiều món ăn như bún canh, bún riêu, bún thịt nướng, cháo lòng… Vì buổi sáng hẻm này là một ngôi chợ nhỏ tự phát nên khắp mặt đường là nước bẩn, khi nắng lên cao khiến cho mùi cống cũng theo đó mà sộc vào mũi người đi đường, nhưng các hàng quán này vẫn vô tư buôn bán, người ăn thì vẫn thoải mái vô tư không để ý bên góc đường hai thùng nước rửa chén đã chuyển sang màu vàng, cộng với rất nhiều thứ khác như hành lá, hành phi đang bơi lội bên trên mặt nước.

{keywords}

Hàng quán vô tư bán bênh cạnh nắp cống

Khi tiếp xúc với chị T.T.H, chủ quán bún riêu, chị vô tư bảo rằng: “Từ đó giờ có thấy khách nào mắng vốn bị giừ đâu. Tuy không có nhiều nước để rửa chén như bao giờ chỉ cũng tráng nước trụng cho khách trước khi múc thức ăn vào tô.”

Khi được hỏi đến các vật dụng chén bát, đũa, muỗng... cái thì sứt mẻ, cái thì trầy trụa, bong tróc, sao chị không chịu thay mới. Chị H cười bảo: “Em ăn có tô bún mà thắc mắc nhiều quá à, tô bát chị xài từ hồi mở quán hơn 3 năm nay, khi nào bể thì bỏ chứ còn đựng được thức ăn là chị vẫn dùng".

{keywords}

Hai chiếc thùng có nhiệm vụ làm sạch hàng trăm bát, đũa, muỗng mỗi ngày

Phớt lờ khẩu hiệu

Tại chợ Tân Quy Quận 7, một khẩu hiệu được treo rất lớn trong chợ “Vì sức khỏe của mọi người, hãy đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm” nhưng hàng loạt quầy bán thực phẩm bún riêu, chè chuối, phở… chỉ có hai xô nước, mỗi xô chứa khoảng hai mươi lít, màu nước vừa vàng đục, vừa dầu mỡ sánh lại thành một lớp váng, xô nước rửa lại cũng đục ngầu, còn bám dầu mỡ. Ngay cạnh chỗ rửa chén là thùng rác đựng thức ăn thừa đã bốc mùi, vẫn nhiều người ăn. Không hiểu họ không để ý, hay là biết mà vẫn chủ quan?

{keywords}

Các quán ăn đường phố thường là những nơi không hợp vệ sinh

Bác sĩ Nguyễn Thị Huỳnh Mai, Phó chi cục trưởng Chi cục Vệ sinh An toàn Thực phẩm TP. HCM cho biết: "Tiêu thụ thức ăn đường phố là một nhu cầu có thật của đông đảo người dân có thu nhập thấp. Nó giải quyết việc làm, tạo thu nhập ổn định, chân chính cho một bộ phận không nhỏ người dân, do vậy thay vì chúng ta lên án, dẹp bỏ thì chúng ta nên có những hoạt động tích cực hỗ trợ cho họ phát triển trong điều kiện đảm bảo an toàn thực phẩm".

Hiện nay, theo chỉ đạo của Bộ Y tế, các tỉnh thành đang xây dựng các khu vực, con đường, cả phường/xã kiểm soát điểm về an toàn thực phẩm đối với kinh doanh thức ăn đường phố, qua đó nhân rộng mô hình trên địa bàn quản lý. Tại

TP.HCM, chúng tôi đã xây dựng được 2 phường điểm về kiểm soát an toàn thực phẩm thức ăn đường phố, trong năm 2014 xây dựng thêm 2 phường điểm nữa. Tính đến thời điểm này thành phố đã xây dựng được 18 khu vực, phường/xã điểm về thức ăn đường phố.

Trong thời gian tới, mô hình này sẽ tiếp tục lan rộng khắp các quận/huyện trên địa bàn thành phố. Đẩy đuổi, dẹp bỏ hay kiểm tra đột xuất và xử lý mạnh tay không phải là giải pháp căn cơ đối với đối tượng này.

Bên cạnh đó, chúng tôi cũng nên lưu ý thêm về hạn sử dụng chén, đĩa, đũa, muỗng tại các quán ăn. Hiện nay, vẫn chưa có cơ quan chức năng nào phụ trách việc kiểm tra này. Nhưng dù là chén, đũa bên ngoài quán ăn hay gia đình bạn cũng cần lưu ý mạnh dạn vứt bỏ khi chúng có dấu hiệu trầy trụa (chén nhựa), sứt mẻ (chén sứ). Vì những vết trầy, mẻ này sẽ là nơi trú cho các loại vi khuẩn, chờ cơ hội tấn công dạ dày của bạn. Riêng với đũa gỗ bạn có thể thay khi đã sử dụng được 06 tháng.

Tự bảo vệ sức khỏe chính mình

Bác sĩ Huỳnh Mai còn cho biết thêm: việc kiểm nghiệm các dụng cụ chén đĩa phụ thuộc vào quy trình xử lý. Việc rửa đạt và không đạt, tuỳ vào bản chất của dụng cụ đựng gì để chọn cách rửa cho phù hợp. Ví dụ, lần đầu rửa bằng xà phòng với nước ấm, rửa tráng lại lần hai, và sau đó rửa bằng nước ấm, để dụng cụ ở nơi khô ráo, sạch sẽ.

{keywords}

Hạn chế thói quen ăn uống bên ngoài

Do vậy, khi người dân đi ăn, không nên ăn uống ở những nơi không đảm bảo điều kiện vệ sinh an toàn như: người bán hàng dùng tay bốc thức ăn, tô chén rửa không sạch còn dính dầu mỡ, hàng ăn gần nắp cống, hoặc để thùng rác gần ngay nơi để chén đĩa sạch...

{keywords}

Vật dụng của các quán ăn không đảm bảo vệ sinh có thể gây ra nhiều mầm bệnh

Vì bên cạnh kém vệ sinh trong cách chế biến, việc chén, đũa không được rửa sạch hay những vết trầy trựa trên các chén nhựa, đũa nhựa có thể là chìa khóa giúp các loại siêu vi trùng như rotavirus gây ra tiêu chảy cấp. Các loại vi khuẩn như Samonella, E. Coli, sinh vật đơn bào có amip, trùng roi... thường lây nhiễm từ môi trường không bảo đảm vệ sinh, dễ gây ngộ độc thực phẩm, tiêu chảy cấp, hay vi khuẩn Helicobacter Pylori nguyên nhân chính gây viêm dạ dày, dẫn đến ung thư dạ dày có cơ hội xâm nhập vào cơ thể.

(Theo Motthegioi)