Rò rỉ đường dây phanh

Rỉ sét bởi muối và hơi ẩm có thể khiến phanh xe ôtô bị mòn, từ đó tạo ra các lỗ hổng khiến chất lỏng bên trong rò rỉ ra ngoài đường dây phanh.

Nếu điều này xảy ra, mức chất lỏng sẽ thấp hơn dẫn đến mất áp suất thủy lực, khiến phanh bị nhão, dẫn đến nhấn phanh chạm sàn.

Mức dầu phanh không phù hợp

Nếu mức dầu phanh thấp hoặc cạn kiệt có thể làm cho phanh bị nhão, khiến phanh chạm sàn. Vì vậy, hãy thường xuyên kiểm tra mức dầu phanh, nếu mức dầu phanh thấp hãy đổ đầy và kiểm tra lại phanh.

Phanh xe ôtô chạm sàn xuất phát từ nhiều nguyên nhân như có không khí trong đường dây, khe hở trên đường dây phanh hoặc má phanh bị mòn.

Phanh xe ôtô chạm sàn xuất phát từ nhiều nguyên nhân như: có không khí trong đường dây, khe hở trên đường dây phanh hoặc má phanh bị mòn.

Có không khí trong dây dẫn dầu phanh, xy lanh phanh

Đây là nguyên nhân phổ biến nhất khiến phanh bị nhão. Để dừng xe, hệ thống phanh phụ thuộc vào áp suất thủy bên trong. Tuy nhiên, nếu có không khí lọt vào đường dây phanh, nó sẽ cản trở dòng chảy của chất lỏng và gây ra hiện tượng phanh bị nhão, dẫn đến phanh chạm sàn. Để giải quyết vấn đề này, cần phải xả gió ra trước.

Các lưu ý khi xả gió:

Đầu tiên là bánh xe xa xi-lanh chính rồi tới các bánh gần xi-lanh. Thông thường sẽ phải bắt đầu từ các bánh sau rồi mới tiến đến các bánh trước.

Sau khi xả gió, bàn đạp phanh sẽ cứng lại. Khi đó, hãy lên xe chạy thử một vòng để đánh giá lại hiệu quả của bàn đạp chân phanh và điều chỉnh lại cho chính xác nhất.

Các cơ cấu phanh

Điều kiện quan trọng để bắt đầu đạp phanh là ổ trục giữ bánh phải nằm đúng vị trí quay. Nếu bị lệch trục sẽ khiến phanh đĩa hoặc tang trống bị đảo, hiện tượng này sẽ khiến bánh quay và má phanh tuột hết vào bên trong.

Lúc này, dù người lái xe có đạp phanh chạm sàn thì dầu phanh cũng không tạo đủ áp lực để kích hoạt lực ma sát ở má phanh. Để xử lý tình huống này, người lái cần đạp nhiều lần giúp hệ thống đẩy dầu vào khe hở để kích hoạt ma sát.

Má phanh bị mòn cũng là nguyên nhân khiến bàn đạp phanh bị thấp, bị hụt khi đạp phanh. Vì vậy, khi đạp phanh mạnh nhưng thời gian dừng xe lâu hơn, chứng tỏ má phanh đang bị mòn và cần thay thế.

Bộ trợ lực phanh gặp vấn đề

Trong trường hợp bàn đạp phanh chạm sàn nhưng xe vẫn chưa giảm vận tốc ngay, vấn đề có thể liên quan đến trợ lực phanh.

Bộ trợ lực phanh được lắp ở vị trí giữa bàn đạp phanh và xi-lanh tổng có nhiệm vụ giảm bớt sức phản lực của bàn đạp phanh, khuếch đại lực ép từ bàn đạp phanh, làm cho khi đạp phanh trở nên dễ dàng hơn.

Chính vì vậy, khi đạp phanh để dừng xe, hệ thống phanh cũng như má phanh sẽ ép vào đĩa phanh với một lực tối đa khiến người lái không cần tác dụng lực quá lớn lên bàn đạp.

Theo Lao động

Lần đầu lái xe: Tim tôi đập loạn xạ khi nhìn thấy cảnh sát giao thông

Lần đầu lái xe: Tim tôi đập loạn xạ khi nhìn thấy cảnh sát giao thông

Không hiểu do “yếu bóng vía” hay tâm lý thiếu tự tin của một lái mới mà tôi rất sợ mỗi khi phải đi qua chốt cảnh sát giao thông. Thấy bóng dáng “áo vàng” từ xa, tôi đã có cảm giác hồi hộp, tim đập loạn xạ.