- Các giải pháp ngăn chặn tai nạn đường sắt ở một số địa phương và cả một vài đơn vị của ngành có tình trạng “trên nóng, dưới lạnh” - trên quyết liệt triển khai nhưng dưới chưa quyết liệt thực hiện.

Tại hội nghị sơ kết 3 năm thực hiện nghị quyết 994 của Chính phủ về lập lại trật tự hành lang an toàn giao thông đường sắt, ông Phạm Nguyễn Chiến - Trưởng ban ATGT Đường sắt (Tổng công ty Đường sắt VN) cho biết, hiện nay trên cả nước bình quân cứ 1,8km đường sắt lại có 1 vị trí giao cắt đường ngang.

Mật độ giao cắt với đường sắt cao, trong khi ý thức của người tham gia giao thông còn hạn chế nên TNGT đường sắt vẫn luôn thường trực. Có đến 70% số vụ TNGT đường sắt xảy ra từ các lối đi dân sinh cắt ngang với đường sắt.

Ông Chiến thừa nhận, TNGT đường sắt vẫn luôn tiềm ẩn nhưng các giải pháp để ngăn chặn còn chậm. Tại một số địa phương và cả một vài đơn vị của ngành đường sắt có tình trạng “trên nóng, dưới lạnh” - trên quyết liệt triển khai nhưng dưới chưa quyết liệt thực hiện.

{keywords}
70% TNGT đường sắt xảy ra tại nơi giao cắt với đường bộ

Đồng quan điểm, đại diện Cục CSGT (C67- Bộ Công an) nêu lên thực tế có nơi đường ngang dân sinh tự mở nhưng lực lượng chức năng đi kiểm tra không làm được gì, địa phương cũng không quyết liệt giải tỏa.

Điển hình tại phường Ngọc Hồi, Hoàng Mai (Hà Nội) có 3 đường vào 1 làng. Khi đường gom làm xong, lẽ ra địa phương phải rào 2 đường lại, nhưng không làm được.

Quy trách nhiệm người đứng đầu

Ông Khuất Việt Hùng - Phó chủ tịch chuyên trách UB ATGT quốc gia cho rằng, khi để phát sinh lối đi cắt ngang đường sắt, chính quyền xã, thị trấn phải chịu trách nhiệm, thậm chí phải truy trách nhiệm người đứng đầu địa phương.

“Cần phải rút kinh nghiệm vụ TNGT ở Sóc Sơn (Hà Nội) vừa qua. Đường ngang được ngành đường sắt yêu cầu đóng lại, nhưng xã yêu cầu giữ để phục vụ phát triển kinh tế địa phương, UBND xã chịu trách nhiệm đảm bảo ATGT.

Khi xảy ra tai nạn, trách nhiệm của địa phương đến đâu, UBND TP Hà Nội đã xử lý trách nhiệm chưa cũng cần phải làm rõ.

Thứ trưởng Bộ GTVT Lê Đình Thọ đánh giá, tình hình TNGT đường sắt vẫn còn khá phức tạp, thậm chí có địa phương xảy ra tai nạn tại đường ngang liên tục mà không có giải pháp gì.

Để khắc phục tình trạng này, ngành đường sắt cần tiếp tục phối hợp với các địa phương để giải tỏa các đường ngang dân sinh tự phát, tránh xảy ra TNGT đáng tiếc...

Về kinh phí phục vụ công tác ATGT đường sắt, Thứ trưởng Thọ cho biết tại các địa phương sẽ dùng một phần quỹ bảo trì đường bộ để làm gờ giảm tốc, làm rào chắn tại các đường ngang. Ngoài ra, địa phương có thể giữ lại một phần nguồn thu từ xử phạt vi phạm giao thông phục vụ cho công tác đảm bảo ATGT đường sắt.

Đề xuất chuyển đường sắt HN sang bên kia sông Hồng

Đề xuất chuyển đường sắt HN sang bên kia sông Hồng

Để giảm tai nạn và tránh gây xung đột giao thông khi các tàu đi qua, PGĐ Công an TP Hà Nội đề xuất di dời tuyến đường sắt ra khỏi nội đô.

Chuyển đường sắt sang bên kia sông Hồng: Bất tiện nghìn khách đi lại

Chuyển đường sắt sang bên kia sông Hồng: Bất tiện nghìn khách đi lại

Bộ GTVT thông tin, theo quy hoạch đường sắt được Thủ tướng phê duyệt thì đường sắt quốc gia vẫn có ga trung tâm là ga Hà Nội hiện nay và chưa có gì thay đổi.

Bắc Giang: Chủ tịch Hội khuyến học bị tàu hỏa đâm tử vong

Bắc Giang: Chủ tịch Hội khuyến học bị tàu hỏa đâm tử vong

Chủ tịch Hội khuyến học của huyện Lạng Giang - tỉnh Bắc Giang bị tàu hỏa đâm tử vong khi đang điều khiển ô tô.

Hà Nội: Tàu hỏa kéo lê taxi, tài xế nguy kịch

Hà Nội: Tàu hỏa kéo lê taxi, tài xế nguy kịch

Taxi hãng Mai Linh chạy cắt ngang qua đường sắt bị tàu hỏa kéo lê một đoạn dài trên đường Ngọc Hồi, Hà Nội sáng nay.

Xe 16 chỗ nằm ngang đường ray, tàu hỏa đâm nát

Xe 16 chỗ nằm ngang đường ray, tàu hỏa đâm nát

Sáng nay, trên tuyến đường sắt Bắc - Nam đoạn qua địa phận TP. Tuy Hòa (Phú Yên) đoàn tàu NH1 với 11 toa tàu đâm trực diện vào 1 xe ô tô 16 chỗ.

Vũ Điệp