- Theo Bộ trưởng Y tế, năm 2017, Việt Nam tiêu thụ khoảng 305 triệu lít rượu và gần 4,1 tỷ lít bia. Chi phí cho tiêu thụ chỉ riêng đối với bia là gần 4 tỷ USD.

Bộ Y tế đề xuất cấm bán rượu bia ở quán karaoke

Kỷ luật cán bộ uống bia, hát karaoke giờ làm việc

Trình bày tờ trình về dự thảo luật Phòng, chống tác hại của rượu, bia sáng nay, Bộ trưởng Nguyễn Thị Kim Tiến cho hay, tình hình sử dụng rượu, bia ở Việt Nam đang ở mức cao và có xu hướng gia tăng nhanh.

Theo bà, năm 2017 người dân tiêu thụ khoảng 305 triệu lít rượu - tương đương 72 triệu lít cồn nhưng tiêu thụ tới gần 4,1 tỷ lít bia - tương đương với 161 triệu lít cồn, bình quân mỗi người dân đã tiêu thụ khoảng 42 lít bia.

{keywords}
Bộ trưởng Y tế Nguyễn Thị Kim Tiến

“Việt Nam là nước tiêu thụ bia cao nhất Đông Nam Á và thứ 3 châu Á sau Nhật Bản, Trung Quốc”, Bộ trưởng Nguyễn Thị Kim Tiến nói.

Việt Nam thuộc nhóm quốc gia có tỷ lệ nam giới uống rượu, bia cao và tỷ lệ này ở cả hai giới đều đang gia tăng. Theo điều tra sức khỏe học sinh năm 2013, có 43,8% học sinh từ lớp 8-12 đã uống cốc rượu/bia đầu tiên trước 14 tuổi và 22,5% uống đến mức say ít nhất 1 lần.

Nếu phí tổn kinh tế do rượu, bia ở mức thấp nhất của thế giới (1,3% GDP) thì thiệt hại ước tính khoảng 65 nghìn tỷ đồng. Ước tính tổng gánh nặng trực tiếp của 6 bệnh ung thư mà rượu, bia là một trong những nguyên nhân cấu thành chính đã là 25.789 tỷ đồng, chiếm 0,25% tổng GDP năm 2017; chi phí giải quyết hậu quả của tai nạn giao thông liên quan đến rượu, bia chiếm tới 1% GDP (khoảng 50.000 tỷ đồng theo GDP năm 2017).

Năm 2017, chi phí của người dân cho tiêu thụ chỉ riêng đối với bia là gần 4 tỷ USD.

Bộ trưởng nêu việc quảng cáo, bán rượu, bia trên mạng xã hội nhiều, chưa có biện pháp hạn chế đối với trẻ em, thanh thiếu niên. Quảng cáo bia diễn ra phổ biến, tần xuất cao, quảng cáo nhiều trong các giờ vàng, buổi tối trên sóng truyền hình, phát thanh.

Thực trạng này đã dẫn đến việc quảng bá, thúc đẩy sử dụng rượu, bia và gia tăng trẻ em, thanh thiếu niên sử dụng.

Chính vì vậy, tại điều 11 dự thảo luật, Bộ Y tế yêu cầu tổ chức, cá nhân thực hiện hoạt động quảng cáo rượu, bia không được thực hiện các hoạt động như:

 - Nội dung quảng cáo có thông tin, hình ảnh uống, thúc đẩy uống rượu, bia; thông tin không chính xác, không có cơ sở khoa học về tác dụng của rượu, bia đối với sức khỏe; thể hiện rượu, bia có tác dụng tạo sự thân thiện, thành đạt, trưởng thành, quyến rũ, hấp dẫn về giới tính; hướng đến trẻ em, học sinh, sinh viên, thanh niên, phụ nữ mang thai.

- Quảng cáo rượu, bia trong các chương trình thể thao, văn hóa, sân khấu, điện ảnh hay trên các phương tiện, sản phẩm quảng cáo dành cho trẻ em, HSSV, phụ nữ mang thai; các phương tiện giao thông; trên báo hình, báo nói trong thời gian từ 18 - 21h hằng ngày.

Trình bày báo cáo thẩm tra, Chủ nhiệm UB về các vấn đề xã hội Nguyễn Thúy Anh cho biết, UB cơ bản nhất trí quy định về vấn đề này.

Tuy nhiên, đề nghị Chính phủ tiếp tục nghiên cứu, tham khảo thêm kinh nghiệm quốc tế để quy định phù hợp nhằm đảm bảo mọi hoạt động quảng cáo không được khuyến khích giới trẻ sử dụng rượu, bia dưới mọi hình thức.

Đồng thời nghiên cứu bổ sung quy định về không thực hiện hoạt động quảng cáo rượu, bia trước, trong và sau các chương trình thể thao, văn hóa, sân khấu, điện ảnh dành cho trẻ em, học sinh, sinh viên bởi giới trẻ thường vẫn đến và lưu lại địa điểm tổ chức sự kiện trong thời gian trước và sau các chương trình này.

Không được bán rượu, bia trên mạng

Tại điều 20, dự thảo quy định phương thức không được bán rượu, bia, trong đó có việc không được bán trên mạng internet. Theo Chủ nhiệm Nguyễn Thuý Anh, điều này còn 2 loại ý kiến khác nhau.

{keywords}
Chủ nhiệm UB về các vấn đề xã hội của QH Nguyễn Thúy Anh

Theo đó, đa số thành viên UB đồng tình với dự thảo luật và đánh giá cao quyết tâm của Chính phủ khi đề xuất chính sách này nhằm giảm tối đa tính sẵn có, dễ tiếp cận đối với rượu, bia.

Tuy nhiên, một số thành viên không tán thành quy định này vì cho rằng không có tính khả thi, không phù hợp với xu thế phát triển thương mại điện tử; chỉ nên quy định các điều kiện chặt chẽ kèm theo việc bán trên internet.

UB đề nghị Chính phủ đánh giá thực tiễn, tham khảo kinh nghiệm quốc tế cả về quy định của pháp luật và thực thi, đánh giá tác động toàn diện để đề xuất quy định cụ thể phù hợp với thực tiễn Việt Nam, khắc phục các tồn tại, hạn chế, đảm bảo công tác quản lý nhà nước về các lĩnh vực có liên quan (thương mại điện tử, thuế, bảo vệ người tiêu dùng…), đảm bảo mục tiêu phòng, chống tác hại của rượu, bia trong điều kiện phát triển nền kinh tế thị trường theo định hướng xã hội chủ nghĩa.

Ngoài ra, UB cũng cho rằng, dù theo phương án nào thì tính khả thi của quy định này phụ thuộc rất nhiều vào công tác tổ chức thực hiện của cơ quan quản lý nhà nước, ý thức tuân thủ pháp luật của các cơ sở kinh doanh.

Phó Thủ tướng lo lắng khi người Việt lười ăn rau, thích rượu bia

Phó Thủ tướng lo lắng khi người Việt lười ăn rau, thích rượu bia

Có tới gần 53% người Việt ăn thiếu rau trong khi uống rượu bia nhiều thứ 2 Đông Nam Á và ăn mặn gấp đôi khuyến cáo.

Có ở đâu như Hà Nội, quán bia bịt kín vỉa hè

Có ở đâu như Hà Nội, quán bia bịt kín vỉa hè

Trong khi lực lượng chức năng Hà Nội... ráo riết lập lại trật tự đô thị, tại nhiều tuyến phố, các quán bia, hàng ăn vẫn choán hết vỉa hè.

Xem Tây, ngẫm ta: Uống bia miễn phí và vét đĩa ăn

Xem Tây, ngẫm ta: Uống bia miễn phí và vét đĩa ăn

Chứng kiến cảnh uống bia miễn phí của ta, nghe chuyện tiếp khách Tây - bạn đọc Nguyễn Duy Nghĩa (Hà Nội) chia sẻ với diễn đàn “Xem Tây, ngẫm ta”.

Hương Quỳnh