Vụ hoảng loạn, giẫm đạp kinh hoàng tại thủ đô Phnom Penh vào chiều tối ngày
22/11 đã làm ít nhất 349 người thiệt mạng và gần 400 người khác bị thương.
Dưới đây là một số vụ tai nạn “đám đông” tồi tệ nhất trong lịch sử thế giới
trong vòng 20 năm qua.
Đáng lưu ý, hầu hết những vụ tai nạn này đều xảy ra tại Ảrập Saudi – nơi phần lớn người dân theo Đạo Hồi với những lễ hội, thánh lễ quanh năm.
Xác người chết ngổn ngang tại Campuchia sau thảm họa tại
lễ hội nước Bon Om Thook (Ảnh: Chinanews)
Tháng 7/1990: 1426 khách hành hương đã bị giẫm đạp đến chết trong khu vực đường hầm al-Muaissem, gần thánh địa Mecca (Ảrập Saudi). Vụ tai nạn xảy ra đúng dịp Eid al-Adha (Lễ Hy sinh) - lễ hội quan trọng nhất của đạo Hồi khi kết thúc đợt hành hương Haj hàng năm.
Tháng 5/1994: Cũng tại Ảrập Saudi, vụ hỗn loạn tại cầu Jamarat, trong khu vực dành cho người hành hương ném đá vào các tảng đá tượng trưng cho quỷ dữ đã cướp đi sinh mạng của 270 người.
Tháng 4/1998: 119 người Hồi giáo bị đè chết trong chuyến hành hương Haj tại Ảrập Saudi.
Tháng 5/2001: Tại Ghana, 126 người đã chết trong một vụ xô đẩy tại sân vận động bóng đá chính của Accra. Đây là một trong những bạo loạn tồi tệ nhất trong lịch sử bóng đá châu Phi.
Tháng 2/2004: Ảrập Saudi tiếp tục phải đối mặt với thảm họa giẫm đạp kinh hoàng tại khu vực cầu Jamarat làm ít nhất 251 người hành hương Hồi giáo thiệt mạng trong lễ hội ném đá vào quỷ dữ.
Tháng 1/2005: Ít nhất 265 người hành hương Hindu, trong đó có nhiều phụ nữ và trẻ em, đã bị chết gần một ngôi đền tại bang Maharashtra của Ấn Độ.
Tháng 8/2005: Ít nhất 1.005 người bị chết tại Iraq khi những người Shi'ites chen lấn tán loạn trên một cây cầu bắc qua sông Tigris ở thủ đô Baghdad sau khi có tin đồn cho rằng một kẻ đánh bom tự sát đang lẩn trốn trong đám đông.
Tháng 1/2006: Có 362 người hành hương Hồi giáo bị đè chết ở lối vào phía đông của cầu Jamarat khi những người hành hương xô đẩy để thực hiện nghi lễ ném đá trong khoảng thời gian từ giữa trưa đến chiều tối.
Tháng 2/2006: 71 người bị chết tại một sân vận động ở Manila (Philippines) khi họ tranh nhau vào tham dự một chương trình truyền hình nổi tiếng tại đây.
Tháng 9/2006: Ít nhất 51 người đã thiệt mạng tại một sân vận động ở Yemen, nơi tổng thống Ali Abdullah Saleh tổ chức một cuộc vận động tranh cử.
Tháng 8/2008: Tin đồn về một vụ lở đất đã khiến hàng nghìn người hành hương tại ngôi đền Naina Devi tại bang Himachal Pradesh (Ấn Độ) hoảng loạn, gây ra cái chết thương tâm cho 145 người.
Tháng 9/2008: Cũng tại Ấn Độ có 147 người chết và 55 người bị thương trong một vụ hỗn loạn tại ngôi đền Chamunda, gần phía Tây thị trấn Jodhpur.
Tháng 3/2009: Tại Bờ Biển Ngà, ít nhất 19 người đã bị chết trong một cuộc hỗn loạn tại sân vận động Felix Houphouet-Boigny ngay trước trận đấu gặp Malawi tại vòng loại World Cup 2010.
Tháng 2/2010: Có 26 người bị thiệt mạng và 40 người khác bị thương trong một vụ hỗn loạn gần một nhà thờ Hồi giáo ở thành phố sa mạc Timbuktu (Mali).
Đám đông chen lấn, xô đẩy nhau trong đường hầm tại lễ hội
LoveParade (Ảnh: Dailynews)
Tháng 7/2010: Tại Đức, lễ hội âm nhạc thường niên Love Parade đã lôi cuốn hơn 1 triệu người từ khắp nơi tham dự khiến đường hầm dẫn tới nơi tổ chức lễ hội ngoài trời bị nghẹn ứ. Hàng nghìn người mắc kẹt, không thể nhúc nhích và hậu quả 19 người đã thiệt mạng trong lễ hội này.
Thiên Thư (Theo Reuters)
TIN BÀI KHÁC |
|
---|---|
Đáng lưu ý, hầu hết những vụ tai nạn này đều xảy ra tại Ảrập Saudi – nơi phần lớn người dân theo Đạo Hồi với những lễ hội, thánh lễ quanh năm.
Xác người chết ngổn ngang tại Campuchia sau thảm họa tại
lễ hội nước Bon Om Thook (Ảnh: Chinanews)
Tháng 7/1990: 1426 khách hành hương đã bị giẫm đạp đến chết trong khu vực đường hầm al-Muaissem, gần thánh địa Mecca (Ảrập Saudi). Vụ tai nạn xảy ra đúng dịp Eid al-Adha (Lễ Hy sinh) - lễ hội quan trọng nhất của đạo Hồi khi kết thúc đợt hành hương Haj hàng năm.
Tháng 5/1994: Cũng tại Ảrập Saudi, vụ hỗn loạn tại cầu Jamarat, trong khu vực dành cho người hành hương ném đá vào các tảng đá tượng trưng cho quỷ dữ đã cướp đi sinh mạng của 270 người.
Tháng 4/1998: 119 người Hồi giáo bị đè chết trong chuyến hành hương Haj tại Ảrập Saudi.
Tháng 5/2001: Tại Ghana, 126 người đã chết trong một vụ xô đẩy tại sân vận động bóng đá chính của Accra. Đây là một trong những bạo loạn tồi tệ nhất trong lịch sử bóng đá châu Phi.
Tháng 2/2004: Ảrập Saudi tiếp tục phải đối mặt với thảm họa giẫm đạp kinh hoàng tại khu vực cầu Jamarat làm ít nhất 251 người hành hương Hồi giáo thiệt mạng trong lễ hội ném đá vào quỷ dữ.
Tháng 1/2005: Ít nhất 265 người hành hương Hindu, trong đó có nhiều phụ nữ và trẻ em, đã bị chết gần một ngôi đền tại bang Maharashtra của Ấn Độ.
Tháng 8/2005: Ít nhất 1.005 người bị chết tại Iraq khi những người Shi'ites chen lấn tán loạn trên một cây cầu bắc qua sông Tigris ở thủ đô Baghdad sau khi có tin đồn cho rằng một kẻ đánh bom tự sát đang lẩn trốn trong đám đông.
Tháng 1/2006: Có 362 người hành hương Hồi giáo bị đè chết ở lối vào phía đông của cầu Jamarat khi những người hành hương xô đẩy để thực hiện nghi lễ ném đá trong khoảng thời gian từ giữa trưa đến chiều tối.
Tháng 2/2006: 71 người bị chết tại một sân vận động ở Manila (Philippines) khi họ tranh nhau vào tham dự một chương trình truyền hình nổi tiếng tại đây.
Tháng 9/2006: Ít nhất 51 người đã thiệt mạng tại một sân vận động ở Yemen, nơi tổng thống Ali Abdullah Saleh tổ chức một cuộc vận động tranh cử.
Tháng 8/2008: Tin đồn về một vụ lở đất đã khiến hàng nghìn người hành hương tại ngôi đền Naina Devi tại bang Himachal Pradesh (Ấn Độ) hoảng loạn, gây ra cái chết thương tâm cho 145 người.
Tháng 9/2008: Cũng tại Ấn Độ có 147 người chết và 55 người bị thương trong một vụ hỗn loạn tại ngôi đền Chamunda, gần phía Tây thị trấn Jodhpur.
Tháng 3/2009: Tại Bờ Biển Ngà, ít nhất 19 người đã bị chết trong một cuộc hỗn loạn tại sân vận động Felix Houphouet-Boigny ngay trước trận đấu gặp Malawi tại vòng loại World Cup 2010.
Tháng 2/2010: Có 26 người bị thiệt mạng và 40 người khác bị thương trong một vụ hỗn loạn gần một nhà thờ Hồi giáo ở thành phố sa mạc Timbuktu (Mali).
Đám đông chen lấn, xô đẩy nhau trong đường hầm tại lễ hội
LoveParade (Ảnh: Dailynews)
Tháng 7/2010: Tại Đức, lễ hội âm nhạc thường niên Love Parade đã lôi cuốn hơn 1 triệu người từ khắp nơi tham dự khiến đường hầm dẫn tới nơi tổ chức lễ hội ngoài trời bị nghẹn ứ. Hàng nghìn người mắc kẹt, không thể nhúc nhích và hậu quả 19 người đã thiệt mạng trong lễ hội này.
Thiên Thư (Theo Reuters)