- 96 tập đã ra mắt nhưng dường như bộ phim vẫn chưa làm khán giả thỏa mãn.

Đẹp và chỉ đẹp mà thôi

Trong nhiều năm trở lại đây, không có nhiều phim truyền hình tạo được tiếng vang và sức hút mạnh mẽ như Võ Mị Nương truyền kỳ. Đây cũng là một điểm được đánh giá cao khi giai thoại về nhân vật lịch sử Võ Tắc Thiên đã được khai thác nhiều lần trên cả phim điện ảnh lẫn truyền hình.

Điểm sáng đầu tiên của phim là về chất lượng hình ảnh. Bên cạnh những kỷ lục giòn giã về số tiền làm phim, doanh thu… thì Võ Mị Nương truyền kỳ có thể nói là một trong những phim truyền hình đẹp nhất. Từng thước phim đều chỉn chu, kỹ lưỡng kết tinh từ tư duy làm nghệ thuật duy mỹ rõ nét. Màu sắc, ánh sáng, góc máy, bố cục, tạo hình… đặc biệt là chất liệu “điện ảnh” trong từng cảnh quay, nếu không phải là dân trong nghề thì khó cảm nhận được hết nhà làm phim đã bỏ ra nhiều công phu thế nào.

{keywords}

Sự đầu tư với gần 48 triệu USD (hơn 1000 tỉ VND) vừa là ưu thế nhưng cũng là một canh bạc mạo hiểm nếu phim không được khán giả “sủng ái”. Dàn diễn viên tài sắc hùng hậu; đạo cụ, phục trang công phu với hơn 3000 bộ áo váy lộng lẫy, bối cảnh quay hoành tráng, phong phú… người xem Võ Mị Nương truyền kỳ trước tiên bị choáng ngợp về phần nhìn. Một bộ phim được chăm chút sẽ khác với những bộ phim quay sơ sài, cẩu thả ở chỗ khiến khán giả cảm thấy mình được tôn trọng. Như vậy, chưa bàn nội dung thì điểm sáng lớn nhất của phim đã nắm chắc về mặt hình thức.

Những khuyết điểm lộ dần

Khi vừa ra mắt, Võ Mị Nương truyền kỳ được thông báo kéo dài 80 tập đã khiến không ít người ngạc nhiên dù đây là một bộ phim truyền hình. Thế nhưng khi đã gần cán mốc tập 80 thì người xem lại được thông báo phim kéo dài đến 96 tập. Chưa biết con số này đã dừng lại chưa hay còn tiếp tục tăng lên.

Ngay cả những người hâm mộ trung thành nhất của phim vẫn phải nhận ra Võ Mị Nương truyền kỳ quá lê thê trong phần dựng. Chỉ tính riêng câu chuyện của nữ chính và Đường Thái Tông đã ngót nghét 60 tập. Xuyên suốt là sự thăng trầm của nhân vật Võ Mị Nương qua các diễn biến của những vụ tranh sủng, tranh quyền, đoạt vị trong hậu cung. Chuyện tình giữa Mị Nương và Lý Thế Dân vì thế chỉ dài dòng mà không khiến người xem cảm nhận được độ sâu đậm.

{keywords}

Nhà làm phim quyết không bỏ sót, bất cứ nhân vật phụ hay thậm chí siêu phụ nào cũng có đất diễn rộng rãi và câu chuyện đời tư rõ ràng. Từ hoàn cảnh éo le tột cùng của “tướng quân” La Ngọc San trong Dịch đình, tâm tư vừa yêu vừa hận của Bành bà bà hay chuyện tình đoạn tụ của phế thái tử Thừa Càn – Xứng Tâm đều được khắc họa khá rõ nét. Nếu những diễn biến bên lề trong phim sinh động đến thế thì nữ chính Võ Mị Nương lại mờ nhạt khó hiểu.

Không thể phủ nhận sức hút chính của bộ phim là nhờ tên tuổi của Phạm Băng Băng. Cô xuất hiện không nhiều nhưng đủ để hâm nóng thương hiệu và trở thành vedette trong mọi bối cảnh có mặt cô ở đó. Sự trở lại của Phạm Băng Băng trong Võ Mị Nương cũng là một ví dụ. Cô tâm niệm vào vai để lý giải tính cách của nữ hoàng đế Trung Hoa, từ một tài nhân ngây trơ trong trắng đến một nữ cường nhân mưu mô, sách lược, đủ tàn độc để cai trị một đất nước. Đây cũng là điểm khác, điểm mới để tránh việc dựng nhân vật theo hình tượng cũ sẽ gây nhàm chán.

Phải chăng vì sự tâm niệm đến duy ý chí đó khiến cho Võ Mị Nương của Phạm Băng Băng vẫn vẹn nguyên sự từ bi, đức độ trong gần 80 tập phim. Ngay trong những tập đầu tiên, hầu hết điệu bộ, cử chỉ, nét mặt hồn nhiên tinh nghịch của một tài nhân mới nhập cung bỗng rất “kịch” qua cách thể hiện của mỹ nhân họ Phạm.

{keywords}

Nói vài câu thoại thì lệ đã chực tuôn rơi, đây là biểu cảm “kinh điển” của Phạm Băng Băng trong vai Võ Mị Nương.

Vì rằng nếu bị hãm hại 1, 2 lần đầu, Võ Như Ý ngây thơ giữ nguyên ý định lấy đức báo oán thì đến hơn tập 70 vẫn là một Võ Như Ý thánh thiện như thuở hôm nào. 

Có vẻ khóc là vũ khí đắc lực nhất, cô thường rất mau nước mắt. Phạm Băng Băng chiêu đãi khán giả qua mấy chục tập phim bằng một kiểu diễn xuất cường điệu theo lối mòn, đến nỗi khán giả dễ dàng đoán được chính xác thời điểm cô sẽ rưng rưng nhỏ lệ chỉ sau một vài câu nói bi thống.

Nhân vật Võ Mị Nương rơi vào hoàn cảnh lâm nguy nhiều không đếm xuể nhưng chỉ cần cô khóc thì ngay lập tức có người đến cứu như trong cổ tích. Hoặc nhiều lần cô cận kề cái chết nhưng vẫn “hóa nguy thành an” nhờ vào một vài thái giám, thị nữ hay… con mèo một cách tình cờ đến sống sượng. Nhân vật Võ Mị Nương cũng hoàn hảo đến dị thường từ nhan sắc, nhân cách, mưu trí, tài ca vũ, thi phú đến cưỡi ngựa, bắn cung, tầm nhìn chiến lược quân sự…

{keywords}
 

{keywords}

Trương Hinh Dư và Trương Quân Ninh áp đảo cả tài lẫn sắc.

Võ Mị Nương truyền kỳ quy tụ một dàn diễn viên hùng hậu về nhan sắc từ nam đến nữ. Cả những vai rất nhỏ như cung nữ, tài nhân, tiểu đồng, hòa thượng… đều có ngoại hình nổi trội. Phạm Băng Băng chưa phải là “nhất đại mỹ nhân” trong phim, vì luận tài sắc thì Tiêu Thục Phi của Trương Hinh Dư hay Từ Hiền Phi của Trương Quân Ninh còn nhỉnh hơn. Về thần thái, khí chất cao quý, vương giả mà thâm sâu khó đoán của “tam phi” Trương Đình, Trường Đồng và Châu Hải My thì họ Phạm lại càng kém xa. Xem chừng, nàng hầu Kim Tỏa muốn một bước thành nữ hoàng đế, dường như vẫn là giấc mộng dài.

Không thua kém phái yếu, điểm cộng về diễn xuất cũng thuộc về các diễn viên nam. Chẳng hạn như vai Đường Thái Tông của Trương Phong Nghị, cùng một điệu cười nhếch mép nhưng lại thể hiện được phong phú các sắc thái: khinh khi, khâm phục, yêu thương, vui vẻ…

Kế đến là Ngụy Vương Lý Thái được lột tả tính cách, tâm tư phức tạp: phàm ăn, tàn nhẫn, thâm độc nhưng cũng có cái tình rất riêng dành cho Vi phi, Trĩ Nô. Diễn viên Lý Thần hóa thân tròn vai, đủ ấn tượng để fan nữ rơi lệ khi nhân vật hư cấu Lý Mục chết đứng giữa sa trường. Đường Cao Tông Lý Trị do Lý Trị Đình thủ vai cũng được cho là khá ổn, ít nhất là đối với một nam tài tử có ngôn ngữ mẹ đẻ là tiếng Anh.

{keywords}

{keywords}

Lý Trị Đình và Lý Thần - hai nam thần trong phim

Lời thoại trong phim cũng có những diễn biến phức tạp. Có khi phần đối đáp giữa các nhân vật lê thê một cách không cần thiết nhưng có khi lại bị cắt nhanh, gấp rút đến nỗi người xem không theo kịp. Đa số lời thoại đều hoa mỹ, hàm chứa nhiều điển tích, điển cố; có không ít lời thoại rất “đắt” làm bộ phim thêm phần giá trị. Tuy nhiên cũng có một số lời thoại được cho là không hợp thời hoặc quá “ngôn tình” giữa hai nhân vật Lý Trị (Đường Cao Tông) và Võ Mị Nương.

{keywords}

 

{keywords}

Những cảnh hở ngực, giường chiếu quá nóng bỏng đều bị cắt không thương tiếc.

Một điểm trừ “chí mạng” của phim nữa là sự cắt xén cẩu thả, tùy tiện. Sau khi được phát sóng lại, bộ phim bị cơ quan chức năng cắt không thương tiếc. Việc cắt ngang khung hình không chỉ che mất phần hở ngực táo bạo mà còn khiến nhiều phân đoạn trở nên kỳ quặc khó chấp nhận, một số nhân vật bị mất đầu, mất mặt, mất tay…

Đồng thời, những cảnh quay giường chiếu, tắm bồn nóng bỏng giữa Võ Mị Nương và Lý Thế Dân hay cảnh hôn nồng cháy giữa cô và Lý Trị ở điện Thừa Khánh đều bị loại bỏ. Điều này dẫn đến việc nhảy cảnh vô lý, một số tình tiết bỗng trở nên khó hiểu, đơn cử như nhân vật Võ Mị Nương mang thai nhưng chẳng ai biết cha của đứa bé là ai. Hầu hết khán giả đều bức xúc cao độ vì không được thưởng thức trọn vẹn bộ phim.

Gia Bảo