Sau thời gian làm giúp việc trên thành phố, tôi trở về thăm con, chẳng ngờ lại phải chứng kiến cảnh tượng nhói lòng trong buồng ngủ của hai vợ chồng.

Tôi năm nay mới 30 tuổi nhưng da đã có nếp nhăn, gương mặt khắc khổ. Thời con gái, tôi cũng thuộc diện xinh xắn, được thanh niên làng trên, xóm dưới cưa cẩm.

Ngày ấy tôi cũng nhiều ước mơ, muốn lên thành phố học tiếp, trở thành cô giáo tiểu học. Thế nhưng 18 tuổi khi vừa rời cổng trường cấp 3, tôi về nhà chồng theo sự sắp đặt của bố mẹ.

Gia đình chồng tôi khá giả, kinh doanh giống cây trồng. Bố mẹ tôi nợ nhà đó một khoản tiền, đến khi không có khả năng trả, đành gả tôi cho con trai duy nhất của họ.

Anh ta vốn cũng để ý tôi từ trước. Từ đây tôi bắt đầu nếm trải những đau khổ của cuộc sống làm dâu.

{keywords}
Ảnh: Pinterest

Ngày cưới, tôi khóc hết nước mắt. Đã vậy, ngay đêm tân hôn, anh ta đánh vợ một trận thừa sống thiếu chết vì cho rằng tôi không còn trong trắng.

Suốt ba tháng đầu về nhà chồng, chưa lúc nào tôi được sống yên ổn, không bị mẹ chồng chì chiết cũng bị chồng dày vò.

Chịu không nổi, tôi quay về nhà mẹ đẻ. Bố mẹ sợ người làng cười chê, xách túi quần áo, đưa tôi sang nhà thông gia xin lỗi. Từ đó, tôi chấp nhận sống cam chịu, coi như số kiếp mình hẩm hiu.

5 năm, lần lượt 3 đứa con ra đời, chồng tôi sa đà, chơi bời trăng hoa, chẳng bao giờ quan tâm, chăm sóc con cái.

Thế rồi, bố chồng tôi bị tai biến, công việc làm ăn sa sút dần. Bao nhiêu tài sản, tiền bạc đều đổ vào chữa bệnh cho ông.

Căn nhà ba tầng đang ở, chồng tôi cầm cố đánh bạc, tiêu xài. Gia đình chồng tôi chuyển về căn nhà cấp 4 chật chội sinh sống.

Bố mẹ chồng già yếu, 3 đứa con nhỏ dại, tôi gồng mình lo kinh tế, đảm đương vai trò trụ cột cho cả nhà. Gia cảnh suy sụp, nghèo đói, chồng tôi vẫn không từ bỏ thói quen ăn chơi, nhà có gì, anh ta đều mang đi bán lấy tiền cờ bạc.

Chồng tôi thường gây sự, kiếm cớ đánh vợ dã man. Cùng cực, tôi gửi con cho bà nội, lên thành phố làm giúp việc, hàng tháng gửi tiền về nuôi con.

Mấy năm khốn khó, mẹ chồng cũng hiểu hơn, không còn gây khó dễ cho tôi như trước. 

Tôi lên thành phố, may mắn gặp ông bà chủ tốt bụng, họ thấy tôi thật thà nên cũng quý mến. Mỗi tuần họ còn cho tôi nghỉ 1 ngày đi học thêm nghề may quần áo.

Một lần, tôi xin phép về thăm nhà, ông bà chủ chu đáo chuẩn bị quà cáp cho tôi. Suốt quãng đường dài về quê, tôi háo hức, mong ngóng gặp các con. Nghĩ đến cảnh ba đứa nhỏ reo hò, chia nhau cái bánh cái kẹo là tim tôi đập rộn ràng.

Về đến làng, bác hàng xóm thấy tôi liền báo tin, bố chồng tôi đi cấp cứu bệnh viện từ sáng sớm, bà nội cũng đi theo để chăm ông.

Tôi vội vàng đẩy cửa bước vào, cất đồ đạc rồi tất tả định chạy vào bệnh viện thì thấy ba đứa con ngồi khóc góc nhà, khuôn mặt đứa lớn tím bầm, hằn mấy vết ngón tay.

Thằng bé thấy mẹ, nhào ra ôm, khóc thút thít, tôi vỗ về một lúc chúng mới bình tâm trở lại. Con tôi nói nhà hết gạo, nó xin  tiền mua đồ ăn cho các em thì bị bố đánh.

Con tôi kể, chồng tôi đưa một người đàn ông về, hai người vào buồng ngủ hơn một tiếng chưa thấy ra. Trong người sẵn cơn giận dữ, tôi đạp cửa, xông vào. Trước mắt tôi là hai gã đàn ông đang lên cơn phê ma túy, nằm lăn lóc dưới đất. Nhìn cảnh tượng đó, tôi choáng váng, suýt ngã quỵ.

Đưa các con vào bệnh viện gặp ông bà nội, mẹ chồng tôi cho biết, con trai bà dính vào ma túy, tối ngày chỉ tụ tập với đám bạn nghiện ngập.

Mỗi lần lên cơn, không có tiền anh ta về đập phá nhà cửa, bố chồng tôi do quá tức giận đã lên cơn đột ngụy.

Mẹ chồng rút trong túi áo một bọc giấy nhỏ, bên trong đựng một chỉ vàng ta. Nước mắt lưng tròng, bà bảo đó là kỷ vật ngày cưới của mình, bà đưa tôi làm vốn. Bà khuyên tôi nhanh chóng thu xếp đưa các con rời khỏi đây, tránh xa người chồng tệ bạc đó.

Bỏ chồng tôi không tiếc nhưng đi khỏi đó, bố mẹ chồng tôi sẽ ra sao? Tôi phải làm gì đây? Xin các độc giả cho tôi lời khuyên.

Món quà 3 nghìn đô và chuyện tình bất ngờ của nữ Việt kiều

Món quà 3 nghìn đô và chuyện tình bất ngờ của nữ Việt kiều

Chiếc xe dừng lại trước cổng trường mẫu giáo. Duy mở cửa bước xuống đi thẳng vào trong. Một lát sau, Duy trở ra với mớ đồ đạc lỉnh kỉnh. Hai đứa trẻ tung tăng cạnh Duy.

Tại sao cả gia đình không nên ngồi cùng một chuyến bay?

Tại sao cả gia đình không nên ngồi cùng một chuyến bay?

Mỗi lần đi đâu cả gia đình, chúng tôi thường chia ra các chuyến bay khác nhau, không bao giờ tất cả thành viên ngồi trên cùng một chuyến bay.

Đôi vợ chồng kỷ niệm 11 năm yêu nhau hoành tráng bị nghi 'làm màu'

Đôi vợ chồng kỷ niệm 11 năm yêu nhau hoành tráng bị nghi 'làm màu'

11 năm yêu nhau, nên nghĩa vợ chồng tròn 8 năm, cặp đôi Hà thành kỷ niệm ngày cưới ở một khách sạn sang trọng cùng bữa ăn thịnh soạn và những món quà đắt tiền.

Trần Thị Thơm (Nam Định)