Lo ngại tình trạng dư thừa nguồn cung, Hiệp hội Thép Việt Nam (VSA) kiến nghị Chính phủ cân nhắc, không cấp phép cho Dự án sản xuất thép không gỉ cán nguội của công ty Yong Jin Metal (Trung Quốc).

Trong báo cáo mới nhất gửi tới Văn phòng Chính phủ và 4 bộ ngành chức năng có liên quan, VSA cho hay, những năm gần đây, đặc biệt là giai đoạn 2012-2017, thị trường thép Việt Nam đạt tốc độ tăng trưởng tốt, bình quân khoảng 15%/năm. Điều này đã thu hút sự quan tâm của các nhà đầu tư trong và ngoài nước.

Cụ thể, năm 2012, sản lượng thép thành phẩm sản xuất trong nước đạt hơn 9,2 triệu tấn; năm 2013 gần 10,3 triệu tấn, tăng 12%; năm 2014 đạt hơn 12,3 triệu tấn, tăng 20%; năm 2015 đạt hơn 15 triệu tấn, tăng 22%; năm 2016 đạt hơn 17,8 triệu tấn, tăng 19% và năm 2017 đạt hơn 22,1 triệu tấn, tăng 24%.

{keywords}
Một nhà máy liên doanh với Trung Quốc sản xuất thép ở Lào Cai (Ảnh minh họa)

"Tình hình dư thừa nguồn ung thép trên thế giới luôn gây ra sự bất ổn của thị trường thép toàn cầu, đặc biệt là quốc gia sản xuất thép lớn nhất thế giới. Trước sức ép cung cầu thép mất cân đối, chủ nghĩa bảo hộ được đánh giá càng ngày càng gia tăng ở tất cả các quốc gia để hạn chế làn sóng nhập khẩu thép vào quốc gia mình. Mỹ và EU là những ví dụ điển hình", VSA nhận định.

Các biện pháp phòng vệ thương mại như chống bán phá giá, chống gian lận thuế, tự vệ thương mại… được áp dụng đồng loạt ở các quốc gia khác nhau đối với các sản phẩm có xuất xứ từ Trung Quốc.

Giai đoạn 2012 -2017, Trung Quốc đã thực hiện chính sách cắt giảm năng lực sản xuất dư thừa để tái cấu trúc lại ngành công nghiệp thép trong nước và chuyển dần năng lực dư thừa bằng hàng loạt dự án đầu tư ra nước ngoài trong đó có khu vực ASEAN và Việt Nam.

Theo thống kê của VSA, năng lực sản xuất các sản phẩm thép của Việt Nam huy động công suất trung bình chỉ đạt 63%, thấp hơn so với mức huy động công suất bình quân của thế giới, tính đến tháng 4/2018 (khoảng 76,9%, theo thống kê của Hiệp hội thép Thế giới). Trong đó, thép không gỉ của Việt Nam mới huy động khoảng 30% công suất,

Công suất thấp, sức ép cạnh tranh cao nên Việt Nam vẫn phải nhập khẩu một lượng thép rất lớn. Theo VSA, hiện nay chỉ duy nhất thép cán nóng được nhập khẩu để làm nguyên liệu sản xuất, các sản phẩm còn lại cơ bản đã đáp ứng nhu cầu trong nước, một phần đem đi xuất khẩu, giảm áp lực cạnh tranh với thép ngoại. Năm 2017, Việt Nam đã nhập tới 322.000 tấn thép không gỉ.

Trên cơ sở phân tích số liệu, căn cứ trên tình hình thức tế, Hiệp hội Thép Việt Nam (VSA) kiến nghị các cơ quan Nhà nước xem xét chỉ khuyến khích các doanh nghiệp đầu tư vào các sản phẩm thép hợp kim chất lượng cao phục vụ sản xuất cơ khí chế tạo, đóng tàu, ô tô… mà trong nước chưa sản xuất được.

Bên cạnh đó, VSA cũng đề nghị chưa cần thiết phải đầu tư thêm trong giai đoạn hiện nay các sản phẩm thép cuộn cán nóng, thép xây dựng, thép cuộn cán nguội, thép không gỉ cán nguội, ông thép hàn, thép tôn mạ…). Đồng thời, không phê duyệt các dự án đầu tư đối với các sản phẩm thép trong nước đã dư thừa đáp ứng nhu cầu tiêu thụ trong nước.

“Hiệp hội nhất trí với kiến nghị của các nhà sản xuất thép không gỉ trong nước về việc không cấp phép đầu tư cho Dự án sản xuất thép không gỉ cán nguội của Công ty Yong Jin Metal để tránh phát sinh thêm những bất ổn dư thừa nguồn cung trong nước”, văn bản của VSA cho biết.

(Theo Dân trí)

Rút 1.000 tỷ vốn nhà nước khỏi gang thép Thái Nguyên

Rút 1.000 tỷ vốn nhà nước khỏi gang thép Thái Nguyên

Tổng công ty đầu tư và kinh doanh vốn Nhà nước (SCIC) muốn rút 1.000 tỷ đồng vốn đã bỏ vào công ty cổ phần gang thép Thái Nguyên.

Sự thật sau kỷ lục 4 tỷ USD nhập thép Trung Quốc

Sự thật sau kỷ lục 4 tỷ USD nhập thép Trung Quốc

Năm qua, Trung Quốc đã bán được gần 11 triệu tấn thép cho Việt Nam, thu về 4,45 tỷ USD.

Thép Cà Ná: Bộ trưởng Công Thương sẵn sàng chịu trách nhiệm trước dân

Thép Cà Ná: Bộ trưởng Công Thương sẵn sàng chịu trách nhiệm trước dân

"Nếu xảy ra những hệ luỵ xấu thì việc xem xét từ chức của một Bộ trưởng Bộ Công Thương cũng là quá nhỏ bé...".

Nhập 10,4 tỷ USD sắt, thép: Trung Quốc là số 1

Nhập 10,4 tỷ USD sắt, thép: Trung Quốc là số 1

Năm 2017, ngành thép Việt Nam tiếp tục gặp nhiều khó khăn do phụ thuộc lớn vào việc nhập khẩu nguyên liệu từ các nước, đặc biệt là Trung Quốc, Hiệp hội Thép Việt Nam dự báo.

Vì sao Việt Nam vẫn phải cố bám biển làm thép?

Vì sao Việt Nam vẫn phải cố bám biển làm thép?

Mới đây, đại diện Bộ Công Thương khẳng định quan điểm “dứt khoát phải làm thép”. Trong khi đó, nhiều ý kiến cho rằng Việt Nam đang thừa thép, nhiều nhà máy đang lao đao nên không cần làm thêm. Vậy, tại sao lại cứ phải bám biển làm thép?

Nước đâu để Hoa Sen làm thép Cà Ná: Vấn đề đau đầu nhất

Nước đâu để Hoa Sen làm thép Cà Ná: Vấn đề đau đầu nhất

Nếu trung ương không đầu tư thủy lợi cho Ninh Thuận thì chủ đầu tư cũng bỏ dự án.