Kết thúc phần thẩm vấn, chuyển sang phần tranh luận, đại diện VKS đề nghị tuyên phạt nhóm bị cáo bị truy tố tội Vi phạm quy định của Nhà nước về quản lý, sử dụng tài sản Nhà nước gây thất thoát, lãng phí:

Trần Trọng Mừng (cựu TGĐ TISCO): 10-11 năm tù;

Mai Văn Tinh (cựu Chủ tịch VNS): 6- 7 năm tù;

Trần Văn Khâm (cựu Chủ tịch kiêm Giám đốc TISCO): 9-10 năm tù;

Đậu Văn Hùng (cựu TGĐ VNS): 3-4 năm tù;

Ngô Sĩ Hán (cựu Trưởng ban Dự án mở rộng giai đoạn 2 TISCO): 8-9 năm tù;

Đặng Văn Tập (cựu Phó Giám đốc thường trực BQLDA): 7-8 năm tù;

Đồng Quang Dương (cựu Phó Giám đốc BQLDA): 6-7 năm tù;

Đỗ Xuân Hòa (cựu Kế toán trưởng TISCO): 5-6 năm tù;

Lê Thị Tuyết Lan (cựu Phó phòng kế toán TISCO): 3-4 năm tù;

Uông Sĩ Bính (cựu Phó phòng Kế toán VNS): 3-4 năm tù;

Nguyễn Văn Tráng (cựu Ủy viên kiểm soát VNS): 2-3 năm tù;

Nguyễn Trọng Khôi (cựu Phó TGĐ VNS): 3-4 năm tù;

Đặng Thúc Kháng (cựu Trưởng ban Kiểm tra VNS): 3-4 năm tù;

Trịnh Khôi Nguyên (cựu Trưởng phòng Đầu tư phát triển VNS): 2-3 năm tù;

{keywords}
Đại diện VKS thực hành quyền công tố tại tòa

Đối với nhóm bị cáo bị đưa ra xét xử tội Thiếu trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng, đại diện VKS đề nghị xử phạt:

Lê Phú Hưng (cựu thành viên HĐQT VNS): 12-18 tháng tù;

Nguyễn Minh Xuân: (cựu thành viên HĐQT VNS):12- 18 tháng tù;

Nguyễn Chí Dũng (cựu thành viên HĐQT TISCO): 2-3 năm tù;

Đoàn Thu Trang (cựu thành viên HĐQT TISCO): 2-3 năm tù;

Hoàng Ngọc Diệp (cựu thành viên HĐQT TISCO): 2-3 năm tù.

Đại diện VKS đề nghị HĐXX buộc tất cả các bị cáo phải liên đới bồi thường hơn 830 tỷ đồng cho TISCO. Đề nghị tiếp tục kê biên tài sản của các bị cáo để thực hiện thi hành án.

Quan điểm luận tội

Trình bày quan điểm luận tội, đại diện VKS cho rằng: Có đủ cơ sở khẳng định, cáo trạng truy tố các bị cáo là có căn cứ, đúng người, đúng tội, đúng pháp luật.

Hành vi của các bị cáo gây thiệt hại hơn 830 tỷ đồng. Các bị cáo phải đền bù thiệt hại gây ra.

{keywords}
Phiên tòa xét xử vụ thất thoát hơn 830 tỷ đồng xảy ra tại TISCO

Trong vụ án này, các bị cáo là những người có chức vụ, quyền hạn; đã trải qua các chức vụ quan trọng, có trình độ cao, nhưng khi thực hiện dự án đã không đề xuất, tham mưu thực hiện dự án hiệu quả..., dẫn đến việc TISCO đã không quản lý được tiền thực hiện dự án.

Hành vi phạm tội của các bị cáo gây ảnh hưởng xấu đến hoạt động kinh tế của Nhà nước, ảnh hưởng đến quyền lợi của người lao động tại TISCO, gây mất niềm tin của xã hội...

Hậu quả, dự án mở rộng sản xuất giai đoạn 2 Nhà máy Gang thép Thái Nguyên đến nay vẫn đang trong tình trạng không thể tiếp tục thực hiện, dù các ban ngành và Chính phủ đã có nhiều giải pháp tháo gỡ.

Phân tích vai trò của từng bị cáo, theo quan điểm của đại diện VKS, ông Trần Trọng Mừng giữ vai trò chính, là người chỉ đạo tổ chức thực hiện dự án.

Đáng lẽ,  khi thấy Tập đoàn Khoa học Công nghệ và Thương mại luyện kim Trung Quốc (MCC) vi phạm hợp đồng, bị cáo phải báo cáo người có thẩm quyền xem xét chấm dứt hợp đồng.

Nhưng bị cáo không những không thực hiện mà còn chỉ đạo, ký các văn bản đề nghị điều chỉnh dự toán chi phí phần C, làm phá vỡ nguyên tắc thực hiện hợp đồng theo hình thức trọn gói của hợp đồng EPC số 01#... không đúng quy định.

Đại diện VKS cho rằng, 19 bị cáo đều có nhân thân tốt, tích cực khai báo, có nhiều thành tích nên đề nghị HĐXX cho họ được hưởng tình tiết giảm nhẹ.

Riêng bị cáo Đậu Văn Hùng, đại diện VKS đề nghị cho bị cáo này được hưởng tình tiết giảm nhẹ do gặp vấn đề về sức khỏe.

Vụ thất thoát hơn 830 tỷ đồng và trách nhiệm của Bộ chủ quản

Vụ thất thoát hơn 830 tỷ đồng và trách nhiệm của Bộ chủ quản

Sáng nay (14/4) phiên tòa xét xử vụ thất thoát hơn 830 tỷ đồng xảy ra tại TISCO tiếp tục với phần thẩm vấn.

T.Nhung