- Trong cơ chế thị trường, người đời đang đề cao quá nhiều một chữ “T”, đó là Tiền. Nhưng để có nhiều tiền chân chính, trước đó cán bộ cần phải quan tâm nhiều hơn đến “4 chữ T” giàu tố chất văn hóa, đó là: Tâm, Trí, Tín, Tình.
1. Có Tâm: Giá trị cao nhất của mỗi con người, chưa nói là cán bộ, đảng viên là có Tâm, có Đức. Có thể nói đây là tiêu chuẩn nền tảng, cốt lõi của con người. Tâm trong nhìn rõ đục trong. Vì thế đại thi hào Nguyễn Du đã tổng kết: “Chữ tâm bằng ba chữ tài”.
2. Có Trí: Qua thực tế, người có đức và có tài là vĩ nhân, người có đức mà không có tài vẫn là quân tử, người có tài mà không có đức là tiểu nhân. Trên đời này muốn thành công phải tôn vinh vĩ nhân, tập hợp quân tử và vẫn phải tránh tiểu nhân.
Ông Lý Quang Diệu, cựu Thủ tướng Singapore khẳng định: “Người có đức mà không có tài thì dễ trì trệ, người có tài mà không có đức thì dễ hỗn loạn. Suy đến cùng hỗn loạn còn khổ hơn trì trệ”. Bác Hồ của chúng ta đã dạy: “Người có đức (tâm) mà không có tài thì làm việc gì cũng khó, người có tài mà không có đức thì vô dụng”. Bác khẳng định: “Đạo đức là gốc của cán bộ. Gốc có vững thì cây mới bền”. Chừng ấy lời dạy của các bậc hiền tài cũng đủ cho ta thấy giá trị cần có của một con người, một cán bộ là có Tâm, có Trí (có Đức, có Tài).
3. Có Tín: Tín nhiệm cũng là thước đo đức tài của cán bộ. Một người giỏi mà không được quần chúng tín nhiệm thì khó thực thi tốt trọng trách của mình. Một người tài mà quần chúng không ủng hộ thì cũng khó làm tròn trách nhiệm được giao. Tín nhiệm của cán bộ được cân đo trong lòng quần chúng là quan trọng và quyết định nhất. Vì lấy lòng cấp trên không khó (bởi cấp trên không nhiều). Nhưng được lòng cấp dưới (rất đông) thì khó hơn nhiều.
Một cán bộ khi tín nhiệm của cấp dưới và cấp trên mâu thuẫn với nhau thì lấy tín nhiệm của cấp dưới làm thước đo quyết định. Vì cơ sở là nơi cán bộ cọ xát toàn diện, nơi quần chúng nhìn thấu đáo đức tài của cán bộ, đảng viên. Mặt khác, đối với một cán bộ lãnh đạo, cách tốt nhất để nghĩ đến cấp trên là làm tốt nhất việc cấp trên đang giao cho mình. Đó là thước đo chuẩn nhất trong cơ chế thị trường cần được tôn vinh.
4. Có Tình: Làm cách mạng phải có tình, có nghĩa. Làm cán bộ, nhất là cán bộ lãnh đạo lại cần có nghĩa, có tình. Bác Hồ kính yêu đã dạy: “Đảng ta là đạo đức, là văn minh”. “Phải giàu tình đồng chí thương yêu lẫn nhau”. “Phải giúp đồng chí của mình tiến bộ như rửa mặt hàng ngày”. Chung vui niềm vui của đồng chí, đồng bào. Chia buồn nỗi buồn của đồng nghiệp. Biết đau nỗi đau của đồng đội. Tất cả vì mục tiêu: đoàn kết, hợp tác, vượt khó cùng tiến bộ.
Một cán bộ, đảng viên, kể cả công dân thuần túy, mỗi khi hội đủ 4 chữ T: Có Tâm, có Trí, có Tín, có Tình thì làm việc gì cũng dễ thành công, làm kinh tế thì chuẩn mực (nhiều tiền nhưng chân chính), được nhiều người tôn vinh.
Lê Doãn Hợp (nguyên Bộ trưởng Thông tin và Truyền thông)
1. Có Tâm: Giá trị cao nhất của mỗi con người, chưa nói là cán bộ, đảng viên là có Tâm, có Đức. Có thể nói đây là tiêu chuẩn nền tảng, cốt lõi của con người. Tâm trong nhìn rõ đục trong. Vì thế đại thi hào Nguyễn Du đã tổng kết: “Chữ tâm bằng ba chữ tài”.
2. Có Trí: Qua thực tế, người có đức và có tài là vĩ nhân, người có đức mà không có tài vẫn là quân tử, người có tài mà không có đức là tiểu nhân. Trên đời này muốn thành công phải tôn vinh vĩ nhân, tập hợp quân tử và vẫn phải tránh tiểu nhân.
Ông Lý Quang Diệu, cựu Thủ tướng Singapore khẳng định: “Người có đức mà không có tài thì dễ trì trệ, người có tài mà không có đức thì dễ hỗn loạn. Suy đến cùng hỗn loạn còn khổ hơn trì trệ”. Bác Hồ của chúng ta đã dạy: “Người có đức (tâm) mà không có tài thì làm việc gì cũng khó, người có tài mà không có đức thì vô dụng”. Bác khẳng định: “Đạo đức là gốc của cán bộ. Gốc có vững thì cây mới bền”. Chừng ấy lời dạy của các bậc hiền tài cũng đủ cho ta thấy giá trị cần có của một con người, một cán bộ là có Tâm, có Trí (có Đức, có Tài).
3. Có Tín: Tín nhiệm cũng là thước đo đức tài của cán bộ. Một người giỏi mà không được quần chúng tín nhiệm thì khó thực thi tốt trọng trách của mình. Một người tài mà quần chúng không ủng hộ thì cũng khó làm tròn trách nhiệm được giao. Tín nhiệm của cán bộ được cân đo trong lòng quần chúng là quan trọng và quyết định nhất. Vì lấy lòng cấp trên không khó (bởi cấp trên không nhiều). Nhưng được lòng cấp dưới (rất đông) thì khó hơn nhiều.
Một cán bộ khi tín nhiệm của cấp dưới và cấp trên mâu thuẫn với nhau thì lấy tín nhiệm của cấp dưới làm thước đo quyết định. Vì cơ sở là nơi cán bộ cọ xát toàn diện, nơi quần chúng nhìn thấu đáo đức tài của cán bộ, đảng viên. Mặt khác, đối với một cán bộ lãnh đạo, cách tốt nhất để nghĩ đến cấp trên là làm tốt nhất việc cấp trên đang giao cho mình. Đó là thước đo chuẩn nhất trong cơ chế thị trường cần được tôn vinh.
4. Có Tình: Làm cách mạng phải có tình, có nghĩa. Làm cán bộ, nhất là cán bộ lãnh đạo lại cần có nghĩa, có tình. Bác Hồ kính yêu đã dạy: “Đảng ta là đạo đức, là văn minh”. “Phải giàu tình đồng chí thương yêu lẫn nhau”. “Phải giúp đồng chí của mình tiến bộ như rửa mặt hàng ngày”. Chung vui niềm vui của đồng chí, đồng bào. Chia buồn nỗi buồn của đồng nghiệp. Biết đau nỗi đau của đồng đội. Tất cả vì mục tiêu: đoàn kết, hợp tác, vượt khó cùng tiến bộ.
Một cán bộ, đảng viên, kể cả công dân thuần túy, mỗi khi hội đủ 4 chữ T: Có Tâm, có Trí, có Tín, có Tình thì làm việc gì cũng dễ thành công, làm kinh tế thì chuẩn mực (nhiều tiền nhưng chân chính), được nhiều người tôn vinh.
Lê Doãn Hợp (nguyên Bộ trưởng Thông tin và Truyền thông)