1. Nguyên nhân xe máy khó nổ khi bị sặc xăng

Trong thực tế, nếu vì một lý do nào đó, xăng hoà trộn với gió để đưa vào động cơ một tỷ lệ xăng nhiều hơn quy định, nhiều đến mức không còn khả năng xảy ra hiện tượng cháy mà máy không nổ được dù vẫn có tia lửa điện. Hiện tượng này gọi là bị sặc xăng hay ngộp xăng.

Thông thường, các lỗi phát sinh từ bộ chế hòa khí. Chẳng hạn như mức xăng trong bình điều tiết quá cao, gic-lơ chính có cỡ lớn hơn tiêu chuẩn, bướm gió bị kẹt đóng, các vít chỉnh tỷ lệ hỗn hợp đặt sai vị trí…

xe máy khó nổ

Nếu đề hoặc đạp cần mà xe máy không nổ, có thể xe máy bị sặc xăng

Ngoài ra, còn có nguyên nhân xăng không bắt cháy, tích tụ lại sau vài lần khởi động, bugi đánh lửa yếu hoặc bị ướt dầu, sức nén của piston yếu (séc-măng mòn hoặc xu-páp bị xì)…

Trong các trường hợp trên, bạn càng cố khởi động xe, xăng càng xuống nhiều hơn và động cơ không thể nổ được.

2. Cách xử lý xe máy khó nổ khi bị sặc xăng

Cách xử lý xe máy khó nổ khi bị sặc xăng đơn giản đó là nếu bạn đã khởi động 5-6 lần không được, hãy ngừng ngay việc đó và thực hiện các bước sau:

– Khóa xăng lại, vặn hết tay ga lên và tiếp tục bấm start thêm vài lần nữa, thường là máy nổ được ngay. Khi bắt đầu nổ, tiếng máy sẽ không đều trong khoảng 5 đến 10 giây, sau đó mới ổn định. Bây giờ, bạn đã có thể mở khoá xăng để vận hành xe bình thường.

bộ chế hòa khí

Nên điều chỉnh lại các chế độ trên bộ chế hòa khí

– Nếu sau các bước trên, xe vẫn không nổ, bạn hãy tháo bugi ra, rửa sạch bằng xăng và bàn chải, thổi cho khô. Tiếp theo, hãy tắt công tắc điện, bịt ngón tay vào lỗ lắp bugi rồi đạp cần khởi động vài chục lần để xăng trong buồng đốt thoát bớt ra ngoài. Cuối cùng, lắp bugi vào và khởi động bình thường.

Lưu ý, đây chỉ là giải pháp tình thế để có thể đi xe được ngay. Về lâu dài, bạn nên điều chỉnh lại các chế độ trên bộ chế hòa khí. Nếu cần, hãy kiểm tra tổng thể, tìm ra nguyên nhân của tình trạng sặc xăng để sửa chữa xe máy một cách căn bản.

Theo Cartimesư

Có nên mua xăng theo số tiền định trước?

Có nên mua xăng theo số tiền định trước?

Nhiều người khi đi đổ xăng thường có thói quen 'đổ 50 nghìn xăng, 80 nghìn xăng' mà không biết rằng đang vô tình làm mất tiền oan mà không biết.