|
Học sinh trường chuyên trong kỳ thi Olympic Vật lý châu Á tổ chức tại Việt Nam. Ảnh: Lê Anh Dũng |
Trường được tuyển, trường không
Ngày 12/5, ĐHQG TP.HCM đã công bố Quy định tạm thời xét tuyển thẳng học sinh Trường Phổ thông năng khiếu vào các trường, khoa trực thuộc.
Với quy định này, ĐHQG TP.HCM là ĐH duy nhất hiện nay được tuyển một số HS giỏi mà các em không phải tham gia kỳ thi "ba chung".
Trả lời trên Thanh Niên, Phó Giám đốc Nguyễn Đức Nghĩa khẳng định quy chế về tổ chức và hoạt động của ĐHQG do Thủ tướng ban hành cho phép ĐHQG đủ thẩm quyền quyết định hình thức tuyển sinh.
Theo ông Nghĩa, trước khi đưa ra quyết định xét tuyển thẳng các đối tượng này, ĐHQG TP.HCM đã có những khảo sát về kết quả học tập, các kỳ thi học sinh giỏi trong nước và quốc tế, kết quả kỳ thi tốt nghiệp THPT của học sinh Trường Phổ thông năng khiếu qua nhiều năm.
Điều đáng lưu ý, quy định này mới chỉ tiến hành thí điểm tạm thời. Việc chưa xét tuyển thẳng với học sinh năng khiếu ở các trường phổ thông chuyên khác có lý do năng lực tiếp nhận của ĐHQG TP.HCM chỉ có hạn và đang trong giai đoạn thí điểm.
Trái ngược với ĐHQG TP.HCM, năm nay ĐHQG Hà Nội vẫn chưa tuyển thẳng được HS từ Trường THPT chuyên trực thuộc, vì đề án tự chủ trong tuyển sinh vẫn chưa được hoàn thiện.
"Việc tuyển thẳng các học sinh giỏi từ các trường THPT chuyên rất xứng đáng với năng lực của các em", ông Bùi Duy Cam, Hiệu trưởng Trường ĐH Khoa học tự nhiên cho biết.
Trường THPT Chuyên thuộc ĐH Khoa học Tự nhiên hằng năm đều có điểm thi ĐH trung bình cao nhất cả nước. Nếu để xét tuyển vào trường thì số em đáp ứng được tiêu chí của trường có thể lên đến 70% tổng số sinh viên của khóa học.
Ông Cam cho biết, năm sau nếu đề án này chưa được thực hiện, trường vẫn sẽ đề xuất để được thực hiện tuyển thẳng đối với học sinh của Trường THPT Chuyên trực thuộc.
Tuyển thẳng có lợi gì?
"Tuyển thẳng những HS giỏi từ trường phổ thông năng khiếu thuộc ĐHQG là một chủ trương tốt vì động viên các em HS giỏi khối chuyên yên tâm với các cuộc thi HS giỏi, yên tâm học các môn khác. Đây được coi là phần thưởng cho các em" - ông Dương Anh Đức, Phó hiệu trưởng Trường ĐH Khoa học Tự nhiên thuộc ĐHQG TP.HCM cho biết.
Ông Đức lý giải thêm, việc tuyển thẳng sẽ thu hút được nhiều HS giỏi cho trường ĐH, vì hiện nay, các trường nước ngoài đang đến Việt Nam để đi tìm những HS như vậy cho đại học nước họ.
"Chủ trương này đưa ra sau một cuộc khảo sát về học vấn của các em đã từng được tuyển thẳng và những em HS giỏi. Tại trường tôi, tuyệt đại đa số những em từng được tuyển thẳng có kết quả học tập tốt, còn các em HS giỏi ở phổ thông thì kết quả ổn định qua nhiều năm."
Việc tuyển
thẳng giúp các trường thuộc ĐHQG giữ được HS giỏi. Tuy nhiên, có một lo
ngại rằng, có khi nhiều em giỏi dù được tuyển thẳng cũng không ở lại, vì
có thể các em lại thích trường ĐH Y khoa hay ĐH Ngoại thương. Ông Lê Hữu Phước, Phó hiệu trưởng Trường ĐH Khoa học Xã hội và Nhân văn (ĐHQG TP.HCM) |
"Việc tuyển thẳng giúp các trường thuộc ĐHQG giữ được HS giỏi. Tuy nhiên, có lo ngại dù được tuyển thẳng, nhiều em giỏi cũng không ở lại, vì có thể các em lại thích trường ĐH Y khoa hay ĐH Ngoại thương chẳng hạn.
Ông Phước nhấn mạnh: Trong những năm gần đây, các em được giải quốc gia khi được tuyển thẳng vào ngành Quan hệ quốc tế, ngành có điểm đầu vào cao nhất, đều có kết quả học tập xuất sắc.
Kiểm soát tốt chất lượng ở phổ thông
Khi được hỏi về việc có nên mở rộng việc tuyển thẳng ra các trường phổ thông năng khiếu khác, ông Dương Anh Đức cho biết:
Hoàn toàn có thể mở rộng với các trường như THPT Lê Hồng Phong (trường chuyên ở TP.HCM). Nhìn chung, phải kiểm soát tốt chất lượng đào tạo ở trường phổ thông thì mới nên nhân rộng việc tuyển thẳng với các trường phổ thông đại trà.
ĐHQG Hà Nội là một trong 6 trường nằm trong danh sách được Bộ GD-ĐT cho phép tự chủ trong tuyển sinh.
Tuy nhiên, ông Bùi Duy Cam cho biết, đề án tuyển sinh hiện vẫn chưa khởi động trong các trường thành viên. Kế hoạch này cần được nghiên cứu rất kỹ về đề thi, cách thức tuyển sinh.
Trường mong muốn có thể ưu tiên mở rộng việc xét tuyển và tuyển thẳng. Nguồn thí sinh được hi vọng nhiều nhất cho việc này là HS giỏi quốc gia hoặc HS tham gia kỳ thi HSG quốc gia hằng năm, tiến tới mở rộng ở việc tuyển sinh qua kết quả học tập phổ thông.
Việc xét tuyển theo hồ sơ chỉ là một phần trong kế hoạch tuyển sinh. Việc quan trọng là cần thông qua các hình thức khác để có thể đánh giá được thực lực của em học sinh đó. Một trong những hình thức hiệu quả đó là phỏng vấn tuyển sinh. Ông Bùi Duy Cam, Hiệu trưởng Trường ĐH Khoa học Tự nhiên, ĐHQG Hà Nội |
Vì vậy, ông Cam cho rằng việc xét tuyển theo hồ sơ chỉ là một phần trong kế hoạch tuyển sinh.
Quan trọng là cần thông qua các hình thức khác để đánh giá được thực lực của em học sinh đó.
"Nếu được tự chủ, tôi nghĩ rằng có thể phải sử dụng đến hình thức phỏng vấn như các nước vẫn thường làm. Nếu muốn phát hiện, chọn lọc những thí sinh ưu tú, có đam mê nghiên cứu và phù hợp với trường thì phải qua phỏng vấn. Chỉ cần các giáo sư trực tiếp phỏng vấn sẽ nhận ra năng lực của các em ngay", ông Bùi Duy Cam nói.
"Được tự chủ đối với những trường có thương hiệu, đòi hỏi chất lượng sinh viên phù hợp với mình rất quan trọng. Đây cũng là những trường có khả năng để có thể đáp ứng được việc tự triển khai đề án tuyển sinh riêng. Tuy nhiên, đối với nhiều trường khác, tự chủ tuyển sinh có thể là một nhiệm vụ nặng nề và kỳ thi chung của Bộ là phù hợp với họ hơn", ông Cam cho hay.
PGS. TS Bùi Duy Cam: "Kỳ thi tuyển sinh "ba chung" của Bộ GD-ĐT có lợi nhiều cho thí sinh, cho trường và gia đình HS, nhưng sẽ khó mà đáp ứng được những trường đặc thù và có yêu cầu cao hơn đối với thí sinh ở một mặt nào đó. Tuyển sinh theo cách của nhà trường cũng thể hiện bản sắc riêng trong đào tạo, nghiên cứu học thuật. Thí sinh muốn thi vào cần tìm hiểu rất kỹ về trường. Điều này cũng rất có lợi cho việc chọn ngành nghề của học sinh và nhà trường. Chẳng hạn, đối với ĐH Khoa học Tự nhiên có phần nghiêng về phát triển nghiên cứu khoa học thì rất cần tuyển chọn được những HS thực sự đam mê, mong muốn dấn thân trong con đường khoa học. Hay như các trường y, sư phạm cần những thí sinh thực sự tâm huyết và yêu nghề... |
- Hương Giang- Nguyễn Hường