Người Việt Nam vẫn thường gọi rùa khổng lồ sống ở hồ Gươm là "Cụ" với hàm ý tôn kính. Khi còn sống, cụ Rùa cũng luôn được người dân Thủ đô và cả nước đặc biệt trân trọng, quan tâm.
|
Rùa hồ Gươm có tên khoa học là Rafetus leloii, họ Ba Ba (Trionychidae) trong bộ Rùa (Testudies), lớp Sauropsida (Mặt thằn lằn). |
|
Trước đó, rùa hồ Gươm gồm có bốn cá thể nhưng có ba cá thể đã chết từ lâu (một được lưu trong đền Ngọc Sơn, một lưu trong kho của Bảo tàng Hà Nội và một đã chết năm 1962 - 1963 tại vườn hoa Chí Linh): Nguồn: hanoi.gov.vn |
|
Theo giả thuyết của "nhà rùa học", PGS Hà Đình Đức, cụ rùa Hồ Gươm có thể có nguồn gốc từ Lam Kinh, Thanh Hóa, cùng quê với vua Lê Lợi, và được vua Lê thả vào hồ Gươm. Chính vì vậy, người Việt Nam vẫn thường gọi rùa khổng lồ sống ở Hồ Gươm là "Cụ" với hàm ý tôn kính. Đây cũng là biểu tượng gắn liền với truyền thuyết Gươm thần và lịch sử giữ nước, là một phần tâm linh đáng trân trọng. |
|
Cụ rùa Hồ Gươm có kích thước khá lớn, đầu tương đối nhỏ và rộng, mõm ngắn, tròn, vòi rất ngắn, lưng màu vàng lục có những đốm vàng, yếm bụng màu trắng nhạt. Mai rùa mềm chứ không cứng như loài rùa thông thường.
|
|
Theo thông tin chính thức, cụ Rùa là một cá thể cái, dài 1.260 mm, rộng 1.030 mm, nặng 169 kg khi bắt lên.
|
|
Vào khoảng năm 2011, cụ Rùa hồ Gươm liên tục nổi trên mặt nước do bị thương và môi trường ô nhiễm. |
|
Những vết thương của cụ Rùa được chụp lại |
|
Sau đó, cơ quan chức năng đã vào cuộc, quyết định đưa cụ rùa hồ Gươm cách ly khám bệnh và chữa trị trong hơn 3 tháng rồi lại thả về tự nhiên. Đây cũng là khoảng thời gian nước hồ được làm sạch. |
|
Chiến dịch quây bắt đưa cụ Rùa lên cạn đầy kịch tính khi đó đã thu hút sự chú ý của hàng nghìn người dân sở tại, các phương tiện truyền thông cả trong và ngoài nước. |
|
Đây là hình ảnh cụ Rùa hồ Gươm trong lần chữa trị vào năm 2011. Thời gian này, các nhà khoa học cũng tranh cãi về giả thiết ngoài cụ Rùa đang dưỡng thương trong hồ còn có hai cụ Rùa khác. |
|
Tuy nhiên thực tế đã chứng minh một cách thuyết phục và khẳng định rằng Hồ Gươm chỉ có duy nhất một cụ rùa. Theo PGS.TS Hà Đình Đức, trong suốt hơn 3 tháng đưa cụ rùa vào bể chữa trị, không thấy cụ rùa thứ 2, thứ 3… nào xuất hiện ngoài hồ nữa. Ở hồ Gươm lúc nào cũng có nhiều người túc trực, nếu có cụ rùa nào nữa xuất hiện thì chắc chắn sẽ phát hiện được ngay. "Tôi luôn khẳng định hồ Gươm chỉ có một cụ rùa", "nhà rùa học" cho hay. |
|
Theo thống kê của PGS.TS Hà Đình Đức, sau khi được chữa thương, hàng tháng, rùa hồ Gươm đều nổi lên vài lần. Lần nổi lên gần đây nhất của "cụ Rùa Hồ Gươm" là vào trưa ngày 21/12/2015. Khi đó, "cụ Rùa" nổi lên ở gần khu vực đối diện đường Lê Thái Tổ (Hoàn Kiếm - Hà Nội), "cụ" xuất hiện với mai bóng nhẫy, trơn mượt. |
|
Vào chiều tối qua, cụ Rùa được phát hiện đã chết Sự ra đi của cụ Rùa hồ Gươm để lại nhiều tiếc nuối cho người dân bởi bởi hình ảnh "cụ Rùa" và Hồ Gươm từ lâu nay vẫn khá gắn bó với những hoài niệm về một Hà Nội giàu truyền thống lịch sử |
(Theo Tri thức trẻ)