Một tầm nhìn giáo dục chiến lược sẽ để trẻ vui chơi và thỏa sức sáng tạo trong môi trường lành mạnh, an toàn với sự hỗ trợ của cả gia đình và nhà trường chứ không phải là nhồi nhét những kiến thức mà vượt xa tầm hiểu biết của các bé.

{keywords}

Những trẻ mẫu giáo được định hướng phát triển tự nhiên về mặt thể chất, nhận thức, tình cảm khi lớn lên sẽ xuất sắc hơn những đứa trẻ phải học tập vất vả từ bé.

Một báo cáo tư vấn được chờ đợi đã lâu về việc từng bước thực hiện miễn phí giáo dục mầm non cuối cùng đã được đệ trình bởi một ủy ban do chính phủ Hồng Kông bổ nhiệm, đã khơi dậy một cuộc tranh luận gay gắt về các khoản trợ cấp mẫu giáo, hệ thống chứng từ, đào tạo và mức lương của giáo viên mầm non.

Bên cạnh việc truyền đạt kiến thức, yếu tố quan trọng nhất của giáo dục là giúp học sinh rút ra được những bài học kinh nghiệm từ những sai lầm và thất bại của các em trong một môi trường lành mạnh, chẳng hạn như trường học.

Vì vậy, khi học sinh gặp phải những khó khăn như không hiểu bài hay bị điểm kém thì phải được cô giáo tận tâm và có trình độ hỗ trợ và giúp đỡ các em đứng lên những thất bại. Đó là mục tiêu quan trọng nhất của giáo dục mầm non.

Trong quá trình ấy, những đứa trẻ có thể khám phá xem bản thân có năng khiếu về lĩnh vực nào, việc gì thích làm nhất. Điều này giúp trẻ có thể hình thành hướng đi, biết chịu trách nhiệm cho cuộc sống của chính mình và sống có ích cho xã hội.

Vì trẻ mầm non chưa phát triển đầy đủ về mặt thể chất và nhận thức nên các em sẽ cảm thấy bị tra tấn nếu ngày ngày bị nhồi nhét quá nhiều kiến thức. Đối với trẻ mẫu giáo, một tầm nhìn giáo dục chiến lược sẽ để trẻ vui chơi và thỏa sức sáng tạo trong môi trường lành mạnh, an toàn với sự hỗ trợ của cả gia đình và nhà trường chứ không phải là nhồi nhét những kiến thức mà vượt xa tầm hiểu biết của các bé.

Hơn nữa, nhiều nghiên cứu khoa học đã chứng minh rằng khi trẻ được tham gia vào các trò chơi sáng tạo, linh hoạt và không bị gò bó với sự yêu thích, các em sẽ phát triển một cách mạnh mẽ về thể chất, trí tuệ, sự sáng tạo, sự tập trung, và cả cảm xúc nhiều hơn là ngày ngày ép các em học.

Nghiên cứu của những nhà khoa học nước Đức từ những năm 1970 đã chứng minh rằng những trẻ mẫu giáo được định hướng phát triển tự nhiên về mặt thể chất, nhận thức, tình cảm khi lớn lên sẽ xuất sắc hơn những đứa trẻ phải học tập vất vả từ bé.

Nếu những vị phụ huynh biết trân trọng giá trị mà những trò chơi mang thì con em họ sẽ có được những kỷ niệm thời thơ ấu đẹp đẽ nhất, hơn nữa nó còn đem lại cho những đứa trẻ của họ những lợi ích tích cực đã được chứng minh ở trên.

Tuy nhiên, một số trường mầm non và các bậc cha mẹ ở Hồng Kông lại không thấy được những ích lợi này, khi mà các trường mầm non hiện nay lại định hướng cho trẻ học những lượng kiến thức cao siêu khổng lồ để thu hút sự chú ý của các bậc phụ huynh và cha mẹ lại sợ con mình bị tụt lại phía sau nên đua nhau gửi con em mình đến trường học để “nhồi nhét” kiến thức vào đầu các con.

{keywords}

Một lịch học tập quá dày đặc và khắc nghiệt sẽ gây căng thẳng và áp lực cho con trẻ.

Tôi còn nhớ một đứa trẻ, con của bạn tôi đã khóc nức nở và kể với tôi rằng cháu cảm thấy quá mệt mỏi và căng thẳng khi bị bố mẹ ép phải tham gia vào các lớp học ngoại ngữ khác nhau ngoài giờ học, sau đó là liên tiếp các lớp học dương cầm (piano), vĩ cầm (violin). Khi cháu về đến nhà thì đã 7,8 giờ tối. Làm sao con bé có thể được nghỉ ngơi đầy đủ khi còn một núi bài tập đang đợi con bé ở bàn học?

Trẻ em cần được nghỉ ngơi, không chỉ để giữ sức khỏe mà còn để đảm bảo cho quá trình phát triển thể chất và tinh thần. Nếu trẻ nhỏ phải lớn lên trong môi trường đầy áp lực và căng thẳng như vậy, sẽ rất nguy hiểm cho sức khỏe và sự phát triển về tinh thần.

Một ví dụ điển hình nhất là vụ việc xảy ra vài tháng trước đây, một người đàn ông 31 tuổi đã giết và chặt đứt chân tay của bố mẹ ruột. Khi thẩm vấn, người đàn ông này khai rằng anh ta làm thế vì đã chịu quá nhiều áp lực từ bố mẹ. 

Từ nhỏ, anh ta đã phải chịu áp lực học tập rất lớn để phát triển chỉ số IQ của mình lên đến hơn 120 – trên mức trung bình của hầu hết tất cả mọi người - theo mong muốn của bố mẹ. Và thật không may, sự kỳ vọng quá mức của bố mẹ cộng với áp lực quá lớn đã khiến cho anh ta phải sống một cuộc sống bị tra tấn cả về mặt thể chất lẫn tinh thần và dẫn đến hành động man rợ như vậy.

Có lẽ những gì Martin Luther King nói đã đúng trong trường hợp này: “Khi giáo dục không còn đem lại hiệu quả thì nó sẽ đem lại nguy cơ. Tội phạm nguy hiểm nhất là người có tài mà không có đức.”

Một đứa trẻ có nền tảng tinh thần và đạo đức lành mạnh được hình thành vững chắc từ nhỏ sẽ dẫn đến thành công và hạnh phúc cho tương lai, và thời gian tốt nhất để hình thành những yếu tố ấy là ở độ từ 3 đến 6 tuổi.

Những bậc phụ huynh, giáo viên và cả Chính phủ cần phải trân trọng giá trị của những trò chơi phát triển kỹ năng và giáo dục đạo đức cho trẻ, ngay từ khi còn học mẫu giáo chứ không phải ép chúng học những điều quá cao siêu. Liệu điều đó có trở thành mục tiêu chiến lược của giáo dục Hồng Kông trong tương lai?”

* Bài viết có tiêu đề "Giáo dục mầm non của Hồng Kông còn thiếu yếu tố sống còn" đánh giá nền giáo dục mầm non hiện nay của Hồng Kông nhằm hoạch định chính sách giáo dục mới của tác giả Tik Chi Yuen, Phó Chủ tịch Đảng Dân chủ Hồng Kông, thành viên Hội đồng Lập pháp Hồng Kông và Hội đồng Quận Bắc, Hồng Kông. Ông là Chủ tịch Ủy ban Hợp tác Gia đình và Nhà trường, thành viên của Ủy ban Phát triển chiến lược,...

  • Thu Phương (Theo South China Morning Post)