{keywords}
Chia sẻ với phóng viên Báo Điện tử Dân Việt, ông Lê Văn Tùng-Trưởng ấp Bốn Phú (xã Trung An, Củ Chi) cho hay, rau móp là loài rau dại có ở địa phương này từ rất lâu. Trong thời chống Mỹ cứu nước, nhiều bộ đội phải ăn rau móp chống đói. Rau móp mọc nhiều ở các bưng biền, ven sông rạch. Trước đây, người dân tự do hái rau móp ở biền đem bán. Tuy nhiên, khoảng chục năm nay, khi rau móp được thị trường ưa chuộng, các biền có chủ đã được bảo vệ, người dân không được tự do vào hái loại rau dại này nữa.

 

{keywords}
Để chủ động nguồn rau móp bán cho thị trường, và trước việc lượng rau móp tự nhiên ngày càng cạn kiệt, nhiều nông dân đã tổ chức trồng rau móp. Tận dụng kênh, mương trong vườn, nông dân nhổ rau móp dại ở bưng biền về trồng. Hiện, ở TP.HCM, rau móp trồng chủ yếu ở ấp Bốn Phú (xã Trung An). Theo tìm hiểu của phóng viên DANVIET.Vn, thì hiện ở  ấp Bốn Phú có tới trên dưới 300 hộ trồng loại rau dại này, với tổng diện tích lên tới 32ha. Thời gian qua, rau móp không chỉ là cây xóa đói giảm nghèo mà còn là cây giúp nhiều hộ vươn lên khá giả, giàu có.

 

{keywords}
Ông Hai Sừng (Võ Văn Sừng) - một người đang sở hữu 2,5 ha rau móp cho phóng viên DANVIET.VN biết, cứ luân phiên, mỗi ngày ông hái hơn 50 kg rau móp. Với giá bán như hiện nay khoảng hơn 20.000 đồng/kg, trừ công hái ông thu được gần 2 triệu đồng.

 

{keywords}
Mặc dù là rau dại, sức phát triển tốt, nhưng khi được trồng rau móp vẫn được bón phân, phun thuốc. Khi thu hoạch chỉ lấy cọng non. Mỗi cọng dài từ 30-40cm.

 

{keywords}
Nếu rau móp trồng hiện có giá 20.000 đồng/kg, thì rau móp dại mọc ven sông, kênh rạch có giá gấp đôi. Bởi cọng to, dài và nhất là rau sạch. Hiện, tại xã Trung An vẫn còn khoảng vài chục người đi hái rau móp dại.

 

{keywords}
Rau móp sau khi hái về sẽ được sơ chế, đóng bao chờ thương lái đến lấy.

 

{keywords}
Không chỉ người trồng rau móp đổi đời, người hái rau móp thuê cũng kiếm được vài trăm ngàn đồng mỗi ngày. Lể với phóng viên DANVIET.VN, ông Võ Văn Vũ - một người hái rau móp thuê cho biết, với công hái 8.000 đồng/kg, thì chỉ cần hái nửa ngày, ông cũng "bỏ túi" được 300.000-400.000 đồng.

 

{keywords}
Lá và đọt non của cây rau móp được người dân thu hái để chế biến các món ăn. Đọt non của cây rau móp có thể được dùng để chế biến thành nhiều món, như: bóp gỏi, luộc, xào, nấu canh chua, nhúng lẩu... Tuy nhiên, món phổ biến nhất ở đây, có lẽ là rau móp muối chua.

 

{keywords}
Hiện, trong chương trình OCOP, rau móp đã được huyện Củ Chi xây dựng thương hiệu và thành lập tổ hợp tác để phát triển sản xuất.

(Theo Dân Việt)