Thông điệp của người mẹ truyền tới trẻ vô cùng quan trọng, mang tính quyết định đến nhân cách của trẻ. Vì vậy, hãy ghi nhớ 10 câu “thần chú” sau đây và áp dụng hàng ngày để giúp trẻ ngoan ngoãn và khỏe mạnh hơn.

1. “Mẹ yêu con”

Tất cả chúng ta đều muốn nghe câu nói này. Thiếu nó, có thể làm giảm khả năng thể hiện tình yêu, cảm xúc của trẻ trong tương lai. “Những gì thế giới cần chính là tình yêu, tình yêu chân thành” Mỗi chúng ta đều có thể mang lại tình yêu đó. Bạn có thể khởi đầu bằng cách nói với con của bạn rằng bạn yêu chúng mỗi ngày.

{keywords}

2. “Con có thể làm được”

Người mẹ nói với con mình “Con có thể làm được!” tức là đang dạy đứa trẻ can đảm và quyết tâm đối mặt với những trở ngại của cuộc sống. Khi trưởng thành, con bạn sẽ biết chấp nhận rủi ro, biết nhìn thẳng vào nỗi sợ hãi hiện lên trong mắt và nói “Hãy thực hiện nó”.

Bên cạnh đó, việc khuyến khích trẻ tự giác làm những việc đơn giản hàng ngày cũng rèn luyện cho trẻ tính tự lập.

{keywords}

3. “Mọi việc sẽ ổn thôi”

Ngày nay, những vấn đề bọn trẻ phải đối mặt đã đổi khác xa so với những gì chúng ta tưởng tượng. Cuộc sống trở nên quá phức tạp đối với trẻ. Không may là ngày càng nhiều trẻ vị thành niên lựa chọn các giải pháp tiêu cực (như tự tử) để giải quyết rắc rối.

Khi con bạn gặp khủng hoảng và đau đớn, hãy nói với con: “Mọi việc rồi sẽ ổn thôi”. Củng cố quyết tâm cho con khi cuộc sống quá khó khăn tức là bạn đã trao cho con món quà quý giá: niềm hy vọng. Con bạn cũng sẽ học được khó khăn không phải là mãi mãi và trải qua nỗi đau con người sẽ trở nên mạnh mẽ, thông minh và hạnh phúc hơn.

4. “Hãy tha thứ cho bạn/anh/chị của con”

Có những lúc con người có thể trở nên tiêu cực. Đôi khi chính anh chị em ruột là người làm tổn thương trẻ. Cách tốt nhất để “hạ gục” tính xấu của đối phương chính là lòng rộng lượng.

Khi con bạn gặp phải rắc rối với những đứa trẻ xấu tính, hãy giúp con hiểu: những phản ứng đáp trả tiêu cực sẽ chỉ dẫn đến thù địch và rắc rối hơn mà thôi. Quan trọng là con bạn phải tự lập trong tình huống bị đối xử tệ, dạy con giải quyết vấn đề một cách nhân văn và tự trọng.

Nếu trẻ gặp nguy hiểm khi giải quyết những rắc rối này (kể cả với thiện chí), hãy cho phép trẻ làm những gì cần thiết để tránh khỏi những kẻ xấu tính (nếu luôn cần hỗ trợ trẻ trong tình huống này).

{keywords}

5. “Hãy là chính con”

Đây có lẽ là câu thần chú của nhiều bậc phụ huynh. Tuy nhiên cha mẹ cũng gặp khó khăn khi thực sự cho con thể hiện mọi cá tính của bản thân.

Cha mẹ đôi khi cho rằng con trẻ cần làm hài lòng họ. Do đó khi con trẻ có những hành động họ không chấp nhận được cha mẹ có thể phạt trẻ mà quên mất trẻ chỉ đang thể hiện bản thân chúng.

Làm cha me, chúng ta cần hiểu quyết định của trẻ cần thiết cho sự phát triển tính cách của trẻ. Bài học các con thu được từ hành động thực tế sẽ có ý nghĩa mạng mẽ hơn so với những lời thuyết giảng từ cha mẹ dạy bọn trẻ “nên làm gì” hay “làm như thế nào”.

Bạn vẫn có thể dạy bảo, hướng dẫn hay nhắc nhở trẻ. Tuy nhiên cho con không gian tự do để phát triển tiếm năng của chúng tức là bạn mang lại cho mình sự thoải mái và cho con tự do thể hiện bản thân.

6. “Sau khi con ăn rau, chúng ta sẽ đi ngủ”

Một người mẹ thực sự sẽ hiểu chúng ta đang đề cập đến vấn đề nào. Để duy trì cơ thể khỏe mạnh và trí óc minh mẫn, bạn cần phải chăm sóc chính bản thân mình, ăn uống hợp lý, tập thể dục và nghỉ ngơi đầy đủ.

Hãy hướng dẫn cho con bạn bằng qua các ví dụ thực tế, tặng chính con bạn món quà sức khỏe, thực phẩm bổ dưỡng và giấc ngủ chất lượng. Giúp con bạn tránh khỏi những vấn đề về thể chất, tinh thần và tình cảm cũng như sức khỏe yếu, dạy trẻ biết yêu cơ thể hoàn hảo khỏe mạnh xinh đẹp của mình và biết cách bảo vệ chính mình.

{keywords}

7. “Hãy dành thời gian để suy nghĩ”

Cuộc sống không phải luôn công bằng. Chúng ta không phải lúc nào cũng có điều chúng ta muốn. Đối với trẻ nhỏ cũng vậy, bọn trẻ cũng có thể gặp trạng thái khủng hoảng.

Khi những điều đó xảy đến, hãy nuôi dưỡng niềm tin trong con bạn bằng những phút tĩnh lặng suy nghĩ. Biết cách dừng lại, lùi bước và hít thở, con bạn sẽ học được cách lấy lại tinh thần. Im lặng suy nghĩ cho phép đứa trẻ có cơ hội cân nhắc các khía cạnh khác nhau của một vấn đề, xác định lại và tìm cách giải quyết vấn đề.

8. “Con nên nói: Cảm ơn”

Dạy một đứa trẻ nói “Cảm ơn” tức là dạy trẻ cách cư xử đúng đắn. Quan trọng hơn đó là dạy con bạn cảm nhận lòng biết ơn chân thành mọi lúc mọi nơi.

Bất kể những bi kịch và nỗi đau có thể gặp trong cuộc sống, luôn tốn tại cơ hội tìm thấy những điều tốt đẹp hơn khi vượt qua những khó khăn. Dạy trẻ thể hiện lòng biết ơn trong bất kỳ tình cảnh hồn loạn nào, bạn sẽ nuôi dạy một con người kiên cường có sức mạnh tạo nên những điều bất ngờ trong mọi hoàn cảnh.

9. “Đừng bao giờ từ bỏ”

Kể cả đối với một đứa trẻ, cuộc sống đôi khi cũng rất khó khăn. Trẻ có thể gặp khó khăn khi ở trường, khó khăn trong các mối quan hệ. Khi trưởng thành, những cạnh tranh trong công việc, áp lực tiền bạc khiến tình trạng càng tệ hơn.

Khi con bạn muốn bắt đầu bất cứ việc gì, cần nhắc trẻ phải kiên trì với con đường đã chọn đó, bất kể thất bại một, hai hay hàng trăm lần. Con bạn nên hiểu rằng nếu vẫn chưa thành công, nên thử những cách làm mới. Nói với trẻ nếu có một giấc mơ đừng từ bỏ giấc mơ ấy, hãy bước từng bước nhỏ mỗi ngày cho đến khi có được giấc mơ trong tim mình.

{keywords}

10. ”Đôi khi, con cần phải biết chấp nhận”

Đôi khi giấc mơ thay đổi. Đôi khi chúng ta nhận thấy chúng ta không muốn cái chúng ta từng muốn nữa. Tuy nhiên từ bỏ việc theo đuổi giấc mơ vẫn mang lại cảm giác thất bại.

Hãy dạy con bạn biết từ bỏ. Điều này sẽ giúp con bạn ra những quyết định khi trưởng thành như chọn trường đại học, chọn công việc, sự nghiệp hay bạn đời.

Nếu bạn làm cha mẹ, hãy ghi nhớ sức mạnh tiềm ẩn sau 10 câu nói kỳ diệu trên.. Hãy áp dụng chúng một cách khéo léo. Ngôn từ sẽ góp phần tạo nên số phận của con bạn và cả tương lai của chúng ta trên hành tinh này.

(Theo SKĐS)