- Dù là kết hôn hay đang yêu nhau, chuyển về sống chung một nhà không đơn giản như bạn nghĩ rằng chỉ cần tình yêu là đủ.

Nếu bạn đang nghĩ rằng khi về sống chung, bạn sẽ được nằm trong vòng tay ấm áp của người bạn yêu thương mỗi sáng thức dậy thì có thể bạn chưa sẵn sàng để “góp gạo thổi cơm chung”.

Dưới đây là một số dấu hiệu cụ thể cho thấy bạn nên tiếp tục ở riêng thay vì nôn nóng chuyển về chung một nhà.

Bạn chưa đủ tiền để mua/thuê nhà như mơ

Ở một mình, bạn có thể không quan tâm nhiều đến chỗ ở. Nhưng khi có đối tác, chuyện nhà cửa cũng là vấn đề đáng lưu tâm.

Nếu cả hai bạn chưa đủ khả năng để mua hoặc thuê căn nhà phù hợp cho cuộc sống chung thì tốt hơn hết là nên tiếp tục tiếp kiệm cho đến khi đủ tiền.

{keywords}

Muốn sống chung, cả hai phải đủ tiền để mua/thuê căn nhà phù hợp, vừa ý đôi bên.

Bên nhau chưa đủ lâu

Trước khi về chung một nhà, hãy dành những ngày cuối tuần bên nhau để quen dần với cuộc sống chung.

Nếu hai bạn không thường xuyên ở bên nhau trong thời gian dài thì sẽ khó thích ứng khi sống chung, giáp mặt nhau 24/7. Lúc đó có thể bạn sẽ hối tiếc về quyết định của mình khi bạn cảm thấy ngột ngạt về “người cùng phòng”.

Hay tranh cãi

Về sống chung sẽ có nhiều niềm vui, hạnh phúc và đương nhiên sẽ có cả những lúc căng thẳng, cãi vã nữa. Đặc biệt là quan điểm về tài chính.

Nếu cả hai vẫn hay tranh cãi về những điều nhỏ nhặt thì hãy tự hỏi bản thân tại sao lại có những tranh cãi ấy, liệu cả hai có kiểm soát được nó khi cuộc sống chung sẽ có nhiều va chạm, nhiều vấn đề nảy sinh hơn?

Dành quá nhiều thời gian bên nhau

Cũng giống như việc tiêu tiền, chi tiêu tiết kiệm quá không ổn mà “vung tay quá trán” cũng có vấn đề. Khi chuyển về sống chung bạn phải học cách tôn trọng những khoảng thời gian riêng tư của mỗi người.

Điều đó có nghĩa là bạn không được bực dọc khi đối tác muốn xem trận đá bóng trong khi bạn muốn xem phim. Và đối tác cũng phải vui vẻ đồng ý khi bạn muốn qua đêm ở nhà người bạn thân.

Khi hai bạn dành quá nhiều thời gian bên nhau sẽ khiến cả hai quên đi khái niệm thời gian riêng tư, và chuyển về sống chung với ý nghĩ ấy sẽ xuất hiện vấn đề. Sẽ có lúc bạn cảm thấy bạn đời không quan tâm đến cảm xúc của bạn, và bạn sẽ tự đặt câu hỏi liệu họ còn yêu bạn nữa hay không.

{keywords}

Nếu bình thường đã hay tranh cãi thì khả năng lớn là về sống chung sẽ nghiêm trọng hơn.

Không ưa bạn bè của đối tác

Nếu bạn không ưa và không sẵn lòng tiếp bạn bè của đối tác thì chuyển về sống chung không phải là lựa chọn hợp lý.

Ngôi nhà là nơi bạn cảm thấy thoải mái để mời những người thân thiết xung quanh đến chơi. Và chẳng ai muốn sống chung với một người mà không chào mừng bạn bè của họ tới chơi nhà.

Không biết chi tiêu/quản lý tiền

Sống chung có nghĩa là bạn phải biết quản lý chi tiêu để trang trải cho những chi phí hàng tháng cho cả hai như tiền thuê nhà, tiền điện nước, thức ăn.

Sống độc thân bạn có thể “để mai tính”, lỡ hết tiền thì ăn mì gói cầm hơi đến ngày lĩnh lương. Nhưng đã sống chung thì bạn phải nghiêm túc và biết cách chi tiêu, lên kế hoạch tiết kiệm. Bạn cũng không thể mua sắm tự do, không tính toán như lúc một mình.

Thấy căng thẳng khi nghĩ về sống chung

Có thể anh ấy/cô ấy là người chủ động đề nghị sống chung khi họ cảm thấy tình cảm của họ đã chín muồi, trong khi bạn vẫn đang lưỡng lự. Nếu thấy lo lắng, căng thẳng khi nghĩ về cuộc sống chung thì tốt nhất bạn đừng vội gật đầu đồng ý.

Hãy thẳng thắn nói chuyện với người ấy rằng bạn chưa sẵn sàng. Nếu họ đủ yêu bạn thì họ sẽ hiểu và chấp nhận chờ đến khi bạn thấy thoải mái. Nếu họ khăng khăng đòi sống chung ngay lập tức thì tốt nhất bạn nên nói chia tay.

{keywords}

Bạn có sẵn sàng tiếp đón bạn bè của anh ấy/cô ấy tại nhà mình chưa?

Mục tiêu khác nhau

Chuyển về sống chung có nghĩa là cả hai sẽ đi chung một con thuyền. Nếu bạn muốn kết hôn rồi mới chuyển về sống chung, sau đó sẽ sinh con nhưng đối tác lại chỉ muốn về chung một nhà, chưa muốn cưới, cũng chưa muốn có con thì bạn nên suy nghĩ lại. Đừng nhắm mắt về chung một nhà chỉ vì hai bạn đã yêu nhau một thời gian dài.

Sống chung sẽ loại bỏ những bất đồng?

Nếu nghĩ rằng sống chung sẽ loại bỏ những vấn đề đang gặp phải giữa hai người thì bạn đang lầm to. Bạn chỉ đang chuyển những vấn đề ấy đến một địa điểm khác mà thôi. Thậm chí về sống chung có thể khiến những bất đồng thêm nghiêm trọng.

Nếu ở riêng, bạn sẽ can đảm nói về những vấn đề giữa hai người bởi bạn biết rằng bạn vẫn có nơi yên bình để trở về. Nhưng một khi đã sống chung, thì dù cãi vã bạn vẫn phải ở cùng người ấy, sẽ khó tránh khỏi cảm giác bế tắc.

Vì bạn bè của bạn cũng đang sống chung?

Phải thừa nhận rằng sẽ có một chút tủi thân, nhói lòng khi thấy bạn bè cùng tuổi đã kết hôn, sinh con và cả gia đình họ đang vui vẻ bên nhau. Nhưng đừng vì muốn giống họ mà bạn “nhắm mắt đưa chân”.

Đừng quyết định sống chung chỉ vì bạn bè của bạn kể rằng cuộc sống chung rất tuyệt vời. Nếu bạn đang hạnh phúc với căn phòng của riêng mình thì tại sao lại thay đổi nó chỉ để xem lời của bạn bè nói có đúng hay không?

{keywords}

Nếu bạn muốn kết hôn, sống chung rồi sinh con, trong khi anh ấy/cô ấy chỉ muốn sống chung, chưa muốn lập gia đình cũng chưa muốn làm cha mẹ thì bạn nên suy nghĩ lại.

Không phải là chính bạn 100% khi ở bên đối tác

Ở bên anh ấy/cô ấy bạn có được sống là chính mình hay không? Bạn có sẵn sàng thức dậy bên anh ấy với khuôn mặt chưa trang điểm, đầu tóc rối bời? Bạn có thoải mái thực hiện một số tật xấu của bạn trước mặt người ấy?

Chuyển về sống chung có nghĩa là bạn sẽ chứng kiến mọi tật xấu của đối tác cũng như sẽ thể hiện hết mặt hạn chế của bạn trước đối tác. Cả hai phải cảm thấy thoải mái, chấp nhận điều này.

Cảm thấy quá sớm để sống chung

Chỉ có bạn mới biết cảm xúc thật sự của mình, hãy lắng nghe trái tim của mình. Nếu bạn thấy thời gian tìm hiểu chưa đủ, thấy quá sớm để chung sống với nhau thì hãy cho mình và người ấy thêm thời gian cho đến khi sẵn sàng.

Cô gái 27 tuổi mà chưa được biết 'sự đau đớn của tình yêu'

Cô gái 27 tuổi mà chưa được biết 'sự đau đớn của tình yêu'

Khánh Trang, 27 tuổi tham gia chương trình Bạn muốn hẹn hò, chia sẻ: “Em chưa từng có một mối tình vắt vai vì người ta thích mình rồi, nhưng mình chưa kịp thích người ta thì chia tay mất rồi”.

Tình yêu có 5 giai đoạn nhưng hầu hết chỉ đến thứ 3 là dừng

Tình yêu có 5 giai đoạn nhưng hầu hết chỉ đến thứ 3 là dừng

“Anh ấy/cô ấy không hợp với tôi” đó là lý do người ta vẫn nói khi chia tay một mối tình. Tại sao đã từng yêu say đắm rồi lại có lúc “thấy không hợp” và chia tay?

Bộ ảnh tình yêu của ông bà U90 khiến ngàn người cảm động

Bộ ảnh tình yêu của ông bà U90 khiến ngàn người cảm động

Hơn 70 năm chung sống, họ chưa một lần nặng lời. Mỗi sáng, dù ngày nắng hay mưa, người chồng vẫn lặn lội đến đúng quán phở ấy mua một bát về cho vợ.

'Tình yêu han gỉ' trên cây cầu trăm tuổi ở Hà thành

'Tình yêu han gỉ' trên cây cầu trăm tuổi ở Hà thành

Từ nhiều năm nay, những chiếc khóa, dòng chữ trên các cây cầu đã trở thành ngôn ngữ thể hiện tình yêu của giới trẻ Hà Nội. Vì nhiều lý do, các cấp quản lý đã nhiều lần dọn dẹp nhưng những chiếc khóa, dòng chữ này vẫn tồn tại.

Kim Minh (Theo Metro)