- Tập đoàn Dầu khí Việt Nam trì trệ nhất trong việc xử lý 12 dự án ngàn tỷ thua lỗ, hầu như không làm gì, Phó Thủ tướng Vương Đình Huệ nghiêm khắc.

Chiều nay, Phó Thủ tướng Vương Đình Huệ, Trưởng Ban chỉ đạo của Chính phủ xử lý các tồn tại yếu kém của một số nhà máy, dự án yếu kém ngành Công thương chủ trì phiên họp triển khai Kết luận của Bộ Chính trị mới đây về các đơn vị này.

Phó Thủ tướng bắt bệnh 12 dự án

{keywords}

Phó Thủ tướng Vương Đình Huệ

Thứ trưởng Bộ Công thương Hoàng Quốc Vượng cho biết có 6 nhà máy vận hành nhưng thua lỗ; 3 dự án, nhà máy dừng thi công và 3 nhà máy dừng hoạt động.

Trong số này, 10 nhà máy đang hoạt động hay dừng sản xuất có lỗ luỹ kế là 16.126 tỷ đồng (tại thời điểm 31/12/2016). Vốn chủ sở hữu chỉ còn 3.956 tỷ đồng, trong đó nhiều nhà máy âm vốn chủ sở hữu.

Phó Thủ tướng Vương Đình Huệ chỉ ra bệnh chung thứ nhất của 12 dự án, nhà máy là khi lập dự án, phê duyệt dự án thì làm rất nhanh nhưng khi tổ chức thực hiện, quản lý đầu tư xây dựng cơ bản rất trì trệ. 

Cùng với đó là vướng mắc pháp lý với các nhà thầu EPC (hợp đồng thiết kế, cung cấp thiết bị công nghệ và thi công xây dựng công trình - PV), điều chỉnh tổng mức đầu tư tăng thêm 43% so với dự toán, nhiều dự án kéo dài tới giờ chưa xong, có nhà máy xong rồi nhưng không hoạt động được.

Bệnh thứ 2 là khi lập phương án đầu tư, sản xuất kinh doanh thì thông số đầu vào khả quan, chi phí sản xuất thấp và giá trị đầu ra cao nhưng khi vận hành thì ngược lại.

Sau khi quyết liệt tháo gỡ khó khăn, tình hình đã có chuyển biến tích cực. 

Dầu khí trì trệ nhất

Phó Thủ tướng không hài lòng với sự giậm chân tại chỗ của các dự án của tập đoàn Dầu khí quốc gia Việt Nam (PVN) với các nhà máy đóng tàu Dung Quất, Xơ sợi Đình Vũ và các dự án, nhà máy nhiên liệu sinh học.

{keywords}
Phó Thủ tướng Vương Đình Huệ phê bình PVN trì trệ nhất trong xử lý các dự án ngàn tỷ thua lỗ

Cụ thể, nhà máy Ethanol Dung Quất không chạy lại được vì không bảo đảm cả yếu tố kinh tế và kỹ thuật. Sơ sợi Đình Vũ ngày càng xấu đi vì vướng vào kiện tụng. 

Nhà máy Đóng tàu Dung Quất chưa quyết toán hợp đồng thầu EPC khi xây dựng nhà máy giai đoạn 1, chưa thống nhất được giá trị/chi phí thực hiện của chủ đầu tư dự án tàu 104.000 DWT để PVN làm cơ sở ký kết hợp đồng nhận nợ, thế chấp tài sản bảo đảm và trả nợ cho ngân hàng Phát triển Việt Nam.

“Tập đoàn Dầu khí Việt Nam trì trệ nhất trong việc xử lý 12 dự án, hầu như không làm gì, kể cả đóng tàu Dung Quất, tôi trực tiếp vào nói mãi mà không làm”, Phó Thủ tướng nhắc nhở.

Phó Thủ tướng thắc mắc tại sao cũng khó khăn, các tập đoàn khác làm được mà PVN không chịu nhúc nhích. Ông đề nghị PVN nói rõ có làm được hay không, ai là người chịu trách nhiệm để báo cáo cấp thẩm quyền xử lý. 

Ông đề nghị Bộ Công thương yêu cầu PVN có báo cáo cụ thể cho ban chỉ đạo tình hình triển khai và trách nhiệm của từng người trong việc này.

Theo Phó Thủ tướng, việc này xử lý thông thường không được, phải có ban chỉ đạo để nếu làm không được thì thay thế cán bộ. Còn tài sản không định giá được, cho cơ quan chức năng vào xem tài sản thế nào, giá ra sao, tiêu cực tham nhũng chỗ nào.

“Có mỗi cái tàu 104.000 tấn nói 1 năm trời không chịu làm”, Phó Thủ tướng gay gắt và nhấn mạnh lần này phải rõ thứ trưởng nào phụ trách dự án nào và thuộc trách nhiệm của ai, nói chung chung không bao giờ làm được.

Không cấp thêm vốn, ai không làm thì thay thế

Thời gian tới, Phó Thủ tướng lưu ý 2 mục tiêu: Sớm giải quyết dứt điểm tồn tại vướng mắc, khắc phục tối đa thiệt hại cho Nhà nước theo lộ trình hết năm 2017 hoàn thành phương án, trình cơ quan có thẩm quyền phê duyệt và tổ chức xong việc triển khai các phương án (kể cả bán được nhà máy Bột giấy Phương Nam).

Hết năm 2018 xử lý căn bản các yếu kém. 2020 hoàn thành xử lý các nhà máy, dự án này. Đồng thời xử lý nghiêm minh các vi phạm quản lý kinh tế của các cá nhân, tập thể gây thua lỗ.

Kiên quyết xử lý theo thị trường, tôn trọng nguyên tắc tự chủ, tự chịu trách nhiệm của các doanh nghiệp và Nhà nước kiên quyết không cấp thêm vốn. Ưu tiên bán dự án, nhà máy cho các nhà đầu tư ngoài nhà nước, cho phép giải thể các dự án không có khả năng, thu hồi tối đa tài sản.

“Giá trị của các dự án này tương ứng với 3 tỷ USD, nay đang bị 'chôn vùi', không đóng góp được cho nền kinh tế nên cần phải được khơi thông càng nhanh càng tốt. 

Vẫn có hướng đi cho các dự án nếu chúng ta bắt tay vào việc theo tinh thần chỉ đạo của Bộ Chính trị, Chính phủ”, Phó Thủ tướng nói và đề nghị các bộ, nhất là các tập đoàn, tổng công ty liên quan phải xắn tay vào việc. Ai không làm và làm không xong thì phải thay thế.

Báo cáo Bộ Chính trị về 12 dự án ngàn tỷ thua lỗ

Báo cáo Bộ Chính trị về 12 dự án ngàn tỷ thua lỗ

Trong tuần này, Thường trực Chính phủ sẽ thảo luận và sớm gửi lên Bộ Chính trị cho ý kiến về 12 dự án ngàn tỷ bị thua lỗ. 

Nhà máy đầu tư xong bán sắt vụn, lỗ ngàn tỷ

Nhà máy đầu tư xong bán sắt vụn, lỗ ngàn tỷ

Trong 12 dự án thua lỗ ngàn tỷ có nhà máy Ethanol đầu tư sai cả chủ trương, đầu ra không có, phải đắp chiếu, có nhà máy đầu tư xong bán sắt vụn.

Dự án nghìn tỷ 'chết', ngân hàng chia đống sắt vụn

Dự án nghìn tỷ 'chết', ngân hàng chia đống sắt vụn

“Cái quan trọng nhất là xử lý hệ lụy. Giờ đã thu hồi thì phải thanh lý, có là sắt vụn cũng phải thanh lý... ”, GĐ Vietcombank Hà Tĩnh chia sẻ.

Tàu gần 20 tỷ rỉ sét hay những cái đầu bị rỉ sét

Tàu gần 20 tỷ rỉ sét hay những cái đầu bị rỉ sét

Những con tàu bị rỉ sét, hay chính những cái đầu bị rỉ sét, khiến một chủ trương rất đúng đắn, tích cực của Chính phủ bị phá sản ngày khi vừa triển khai.

ĐB chất vấn hàng loạt dự án tốn ngàn tỷ để 'đắp chiếu'

ĐB chất vấn hàng loạt dự án tốn ngàn tỷ để 'đắp chiếu'

ĐB Phùng Văn Hùng (Cao Bằng) đặt câu hỏi: “Với 5 dự án thất thoát ngàn tỉ bị đắp chiếu, Bộ Công thương đã tính toán phương án xử lý?

Thu Hằng